Quan điểm của hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 41 - 44)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

1.3.2. Quan điểm của hành

Khi thực hiện chuyến đi, hành khách thường quan tâm đến các vấn đề cơ bản như thời gian của chuyến đi, chi phí cho chuyến đi, sự thuận tiện, an toàn trong chuyến đi.

Thứ nhất: Thời gian bình quân cho một chuyến đi

Là khoảng thời gian tính từ khi hành khách bắt đầu rời khỏi nơi ở cho đến khi hành khách đến nơi cần đến. Tùy thuộc vào loại phương tiện hành khách sử dụng mà thời gian của một chuyến đi có kết cấu khác nhau, có thể thể ngắn hoặc dài khác nhau.

Trường hợp hành khách sử dụng phương tiện đi lại cá nhân, thời gian của một chuyến đi bao gồm các thành phần:

Tcđ = tđb + tlấy + tpt + tgửi + tđb (1-12)

Trong đó:

tđb: Thời gian hành khách đi bộ từ nhà đến nơi lấy phương tiện cá nhân. tlấy: Thời gian lấy phương tiện.

tpt: Thời gian ngồi trên phương tiện.

tgửi: Thời gian gửi phương tiện tại nơi đến.

Trường hợp hành khách đi bằng xe buýt, thời gian một chuyến đi bao gồm:

Tcđ = t1 + t2 + t3 + t4 + t5. (1-13)

Trong đó:

t1: Thời gian tiếp cận, là thời gian hành khách đi từ nhà đến điểm đỗ xe buýt gần nhất, khoảng thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách từ nhà của hành khách cho đến điểm đỗ phương tiện gần nhất, nếu khoảng cách từ nhà của hành khách đến điểm đỗ phương tiện dài thì hành khách sẽ thấy bất tiện, lúc đó hành khách sẽ sử dụng phương tiện đi lại cá nhân.

t2 : Thời gian chờ đợi.

Là khoảng thời gian hành khách phải chờ đợi để được lên xe buýt ở điểm đầu tiên, thời gian giãn cách giữa hai chuyến của một tuyến càng dài thì thời gian chờ đợi càng lâu, thời gian chờ đợi được tình bằng 1/2 thời gian giãn cách bình quân giữa hai chuyến .

t3 : Thời gian hành khách ngồi trên xe buýt.

Thời gian này phụ thuộc vào khoảng cách của chuyến đi, phụ thuộc vào tốc độ phương tiện trên tuyến, ở những đô thị lớn, những giờ cao điểm thì mật độ phương tiện rất cao, dễ ùn tắc, khoảng thời gian này sẽ dài hơn.

t4 : Thời gian chuyển tiếp.

Trường hợp hành khách phải đi trên nhiều tuyến mới đến được địa điểm mong muốn, khi đó họ phải chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác. Thời gian chuyển tiếp là khoảng thời gian hao phí để hành khách thực hiện được việc chuyển đổi phương tiện trong quá trình đi lại của mình.

t5: Thời gian kết thúc.

Là khoảng thời gian hành khách đi từ điểm dừng phương tiện ở điểm cuối cùng đến nơi cần đến.

Mong muốn của hành khách là thời gian chuyến đi ngắn, từ đó sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại cho hành khách.

Thứ hai: Chi phí bình quân cho một chuyến đi

Trong điều kiện nhất định, chi phí đi lại cũng được hành khách quan tâm rất nhiều khi lựa chọn lọai phương tiện để đi lại.

Về nguyên tắc, chi phí tổng hợp cho một chuyến đi bằng một loại phương tiện nào đó được xác định như sau:

(1-14)

Trong đó

: Chi phí đi lại tổng hợp cho chuyến đi bằng phương tiện i.

CPTi: Giá cước thực hiện chuyến đi bằng phương tiện i (đồng/chuyến) : Thời gian đi lại bằng phương tiện i.

G: Giá trị thời gian của hành khách.

: Hao phí năng lượng tính bằng tiền khi thực hiện chuyến đi bằng phương tiện i. (đồng/giờ).

Nếu hành khách đi bằng xe buýt, chi phí tổng hợp cho một chuyến đi là: Ccđ = Cxebuýt + Txebuýt . G + Txebuýt . Hxebuýt (1-15) Trong đó:

Ccđ: Chi phí đi lại tổng hợp cho chuyến đi bằng xe buýt. Cxebuýt: Giá cước xe buýt (đồng/chuyến)

Txebuýt: Thời gian đi lại bình quân một chuyến bằng xe buýt. G: Giá trị thời gian của hành khách.

Hxebuýt: Hao phí năng lượng tính bằng tiền khi thực hiện chuyến đi bằng xe

buýt. (đồng/giờ).

Mong muốn của hành khách là chi phí bình quân cho chuyến đi càng nhỏ càng tốt.

Thứ ba: An toàn và thuận tiện cho chuyến đi

Bất cứ hành khách nào khi ra đường cũng đều mong muốn có được sự an toàn, an toàn cho người, hành lý và an toàn cho phương tiện (nếu đi bằng phương tiện cá nhân). An toàn được hiểu tai nạn không xảy ra, sự an toàn này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người tham gia giao thông, phụ thuộc vào chất lượng hệ thống đường giao thông và phương tiện vận tải.

Sự an toàn khi đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng thường cao hơn đối với phương tiện vận tải cá nhân, sự an toàn ở đây còn kể đến sự đi lại ít chịu tác động của điều kiện thời tiết khí hậu đến sức khỏe của hành khách.

Một hệ thống VTHKCC được đưa vào hoạt động để phục vụ đi lại của hành khách, hành khách sẽ quan tâm rằng, hệ thống có cải thiện được chuyến đi của mình không, thời gian có nhanh hơn không, chi phí cho chuyến đi có giảm

xuống hay không, sự an toàn và sự thuận tiện trong chuyến đi có được cải thiện hay không.

Thông thường, hành khách thực hiện chuyến đi với nhiều mục đích khác nhau, đi học, đi làm, đi mua sắm, tâm lý của họ là chuyến đi được thuận tiện, nếu đi bằng phương tiện vận tải hành khách công cộng thì thời gian tiếp cận, thời gian chờ đợi phải ngắn, hành khách có thể đi đến mọi nơi trong đô thị, thời gian phục vụ của các tuyến vận tải hành khách công cộng bắt đầu rất sớm và kết thúc rất muộn.

Nếu đi lại bằng phương tiện vận tải cá nhân, hành khách dễ dàng lựa chọn hành trình của mình ngắn nhất, hành khách có chỗ gửi xe an toàn thuận tiện, không gặp phải trở ngại nào.

Nếu những vấn đề quan tâm của hành khách đều được đáp ứng, hành khách sẽ chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng xe buýt, khi đó mục đích của người dân, mục đích của những người quản lý đô thị sẽ đạt được.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 41 - 44)