Biến chứng và hạn chế của thắt tĩnh mạch thực quản qua nội so

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 26 - 28)

Đã có rất nhiều nghiên cứu so sánh về tính hiệu quả và tính an toàn của thắt so với tiêm xơ TMTQ. Nhiều nghiên cứu đều thừa nhận rằng: Thắt an

toàn hơn, ít gây biến chứng hơn so với tiêm xơ [57], [60], [75], [76], mặc dù vẫn còn một số biến chứng nhẹ và có hạn chế nhất định.

* Biến chứng sau thắt:

- Giống như tiêm xơ, sau thắt TMTQ qua nội soi có một vài biến chứng nhẹ như: đau nhẹ sau xương ức, nuốt khó, rát họng... nhưng các triệu chứng này chỉ thoáng qua và hết dần trong vòng 1- 2 ngày.

- Búi giãn TMTQ được thắt sẽ rụng đi sau 7-10 ngày, để lại vết loét nông ở thực quản, sẹo sẽ hình thành sau 1- 2 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do búi thắt quá sâu, sau khi rụng búi thắt dễ tạo ra ổ loét lớn tại chân búi giãn và có nguy cơ chảy máu ngay tại vết loét này[87]. Để hạn chế các biến chứng này, khuyến cáo đưa ra cần sử dụng các thuốc chống loét dạ dày thực quản. Sau khi thắt, bệnh nhân phải phải ăn nhẹ (cháo, sữa) và nên sử dụng các thuốc băng se niêm mạc thực quản hoặc các thuốc chống loét (thuốc ức chế bơm Proton) để phòng loét ở dạ dày-thực quản.

* Hạn chế của thắt:

- Do có gắn vòng nhựa ở đầu máy soi, nên đã làm hẹp thị trường soi, do vậy sẽ hạn chế quan sát các điểm chảy máu và các búi giãn định thắt.

- Nếu trong lòng thực quản có nhiều dịch máu, các búi giãn đang chảy máu nhiều, việc hút dịch máu sẽ bị hạn chế, vì khi hút mạnh có thể làm cho thành thực quản chui vào bên trong khoang thắt, có thể gây tổn thương thực quản. Để khắc phục các nhược điểm này, hiện nay các bộ dụng cụ mới đều có các kênh dành riêng cho bơm rửa thực quản khi soi.

- Khi thắt được vài búi sẽ khó thắt tiếp vì các búi thắt đã chiếm hết chỗ trống. Nếu búi giãn còn nhỏ hoặc niêm mạc thực quản đã xơ cứng, khi đó thắt TMTQ sẽ khó khăn hơn và vòng cao su có thể bị tuột sau khi thắt.

- Khi vị trí điểm vỡ tĩnh mạch ở tâm vị thì thắt rất khó khăn do tĩnh mạch tâm vị tiếp tuyến với dụng cụ thắt, đầu thắt khó úp vào vị trí tĩnh mạch

vỡ để thắt. Trong trường hợp này các nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo có thể kết hợp phương pháp điều trị như: Thắt kết hợp với tiêm xơ TMTQ.

1.2.4.4. Kết quả điều trị thắt tĩnh mạch thực quảna) Kết quả cầm máu và làm xẹp búi giãn a) Kết quả cầm máu và làm xẹp búi giãn

Điều trị nội soi nhằm 2 mục đích: Một là cầm máu cho các búi giãn TMTQ đang chảy máu; Hai là: Triệt tiêu các búi giãn nhằm phòng chảy máu tái phát. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy thắt TMTQ qua nội soi có hiệu quả cao trong cầm máu. Tỷ lệ cầm máu giao động từ 86 - 100% và tỷ lệ này cao hơn so với tiêm xơ [57], [60], [99], [132].

Sau khi điều trị lần thứ nhất, để chống CMTH tái phát thì búi giãn TMTQ phải được điều trị triệt để. Thời gian thắt nhắc lại để làm triệt tiêu búi giãn thường sau 2- 3 tuần so với lần thắt trước. Kết quả làm mất búi giãn sau thắt TMTQ của các tác giả khác nhau và tỷ lệ này giao động từ 77-92%. Tại Việt Nam, gần đây Dương Hồng Thái [20] cho biết tỷ lệ làm mất búi giãn sau thắt TMTQ chiếm tỷ lệ 77,4%. Búi giãn càng bị triệt tiêu thì nguy cơ CMTH tái phát sẽ thấp hơn so với nhóm không được điều trị.

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w