- Không cầm máu: Bệnh nhân vẫn còn tiếp tục nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen với tần suất nhiều hơn so với trước điều trị và phải thắt nhắc
4.3.KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THẮT DỰ PHÒNG TĨNH MẠCH THỰC QUẢN
4.3.1.Kết quả làm mất dấu đỏ và làm xẹp búi giãn tĩnh mạch thực quản ở nhóm 2
Mục tiêu của thắt TMTQ dự phòng là làm xẹp búi giãn, làm mất dấu đỏ trên thành búi giãn để làm giảm nguy cơ CMTH do vỡ búi giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan. Tỷ lệ hình thành búi giãn TMTQ chiếm 30% bệnh nhân xơ gan còn bù và 60% bệnh nhân xơ gan mất bù [23].
Nếu bệnh nhân không được điều trị dự phòng thì nguy cơ CMTH chiếm do vỡ TMTQ chiếm: 30-45% và nguy cơ tử vong từ 30-50% [132]. Vì vậy, song hành với các biện pháp điều trị để cải thiện chức năng gan, thì triệt tiêu búi giãn đóng vai trò quan trọng nhằm ngăn ngừa trực tiếp CMTH.
Trong các thập kỷ 70-80, khi kỹ thuật thắt TMTQ chưa được ra đời, thì kỹ thuật tiêm xơ TMTQ đã được ứng dụng nhiều không chỉ dùng trong thắt cấp cứu mà còn được điều trị dự phòng: Tiêm xơ dự phòng vào búi giãn TMTQ và đã mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, do tiêm xơ còn có nhiều biến chứng sau điều trị và tiêm xơ có hiệu quả không cao. Do vậy, kỹ thuật này đã được thay thế bởi kỹ thuật thắt TMTQ qua nội soi, nó không chỉ ứng dụng trong điều trị cấp cứu, mà còn được ứng dụng thắt dự phòng điều trị CMTH do vỡ TMTQ (Primary prophylaxis of variceal bleeding).
Mục tiêu của thắt TMTQ dự phòng là làm xẹp búi giãn TMTQ và từ đó ngăn ngừa được CMTH tiên phát. Cũng giống như trong thắt cấp cứu, để đánh giá kết quả làm xẹp búi giãn TMTQ (sau thắt dự phòng) cũng được chia thành 3 mức làm mất búi giãn TMTQ gồm: Tốt, khá và kém. Bảng 3.22 cho biết tỷ lệ làm xẹp búi giãn ở các mức: Tốt (73,4%); khá (15,6%) và kém (11%). Số bệnh nhân có hiệu quả mất búi giãn mức độ kém, bao gồm: Bệnh nhân xơ gan đã có dịch cổ trướng, các TMTQ giãn to, chức năng gan giảm...
Năm 2004, Nguyễn Mạnh Hùng và cs [5] cũng đã tiến hành thắt TMTQ dự phòng cho 30 bệnh nhân xơ gan giãn TMTQ độ II-III, có dấu đỏ (+) và kết
quả cho biết: Hiệu quả làm xẹp búi giãn mức độ: Tốt, khá và kém tương ứng là: 71%, 16%, 13%.
Trong bảng 3.21 cũng cho biết tổng số lần thắt trung bình để làm triệt tiêu búi giãn và làm mất dấu đỏ trên thành búi giãn. Trong 64 bệnh nhân thắt dự phòng trước điều trị đều có dấu đỏ (100%) và sau thắt TMTQ dự phòng số bệnh nhân không còn dấu đỏ (phát hiện trên nội soi) chiếm tỷ lệ: 55/64 (85,9%). Như vậy, số bệnh nhân còn dấu đỏ chiếm: 14,1%.
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu gần đây của Dương Hồng Thái và cs cũng cho biết: Tỷ lệ làm mất dấu đỏ sau khi thắt dự phòng đạt trên 80%. Nghiên cứu của Sarin SK và cs cũng cho biết: Tỷ lệ làm mất dấu đỏ sau thắt TMTQ dự phòng chiếm: 81,5%.