- Không cầm máu: Bệnh nhân vẫn còn tiếp tục nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen với tần suất nhiều hơn so với trước điều trị và phải thắt nhắc
4.2.2. Kết quả cầm máu cấp cứu nhóm
Chảy máu tiêu hoá do vỡ TMTQ là một cấp cứu khẩn cấp, bởi vì nếu không cấp cứu kịp thời thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên rất cao, giao động trong khoảng: 30- 70%. Điều trị nội soi đóng vai trò khá quan trọng nhằm hai mục đích:
- Hai là: triệt tiêu các búi giãn TMTQ để phòng CMTH tái phát về sau. Để đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị nội soi (Thắt hoặc tiêm xơ) các tác giả trên thế giới đã lấy mốc sau 72 giờ làm mốc đánh giá hiệu quả điều trị [62]. Do vậy, chúng tôi đã áp dụng cách đánh giá này để đánh giá hiệu quả cầm máu cho bệnh nhân xơ gan có CMTH cấp do giãn vỡ TMTQ được điều trị bằng thắt vòng cao su qua nội soi.
Hiệu quả cầm máu của thắt TMTQ cấp cứu được dựa trên các dấu hiệu lâm sàng: Bệnh nhân không còn nôn ra máu và/hoặc không còn đi ngoài phân đen, huyết động ổn định (mạch giảm, huyết áp ổn định, hồng cầu và huyết sắc tố tăng). Trong nghiên cứu của chúng tôi trình bày bảng 3.9 cho thấy hiệu quả cầm máu đạt 97,1% và chỉ có 3 BN (2,9%) hiệu quả cầm máu kém.
Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ về 3 BN (2.9%) thất bại trong kiểm soát CMTH do vỡ TMTQ. Bệnh nhân thứ nhất: tuột vòng cao su sau 12 giờ (do kỹ thuật thắt không tốt) và chúng tôi tiến hành thắt lại có hiệu quả. Bệnh nhân thứ 2: CMTH tái phát mức độ nặng, rối loạn đông máu và chúng tôi đã tiến hành thắt lại kết hợp tiêm xơ cho bệnh nhân này, nhưng không có hiệu quả, bệnh nhân tiếp tục CMTH và bệnh nhân đã bị tử vong. Bệnh nhân thứ 3:
cũng có CMTH tái phát nặng, trên bệnh nhân xơ gan giai đoạn Child C, kèm theo có viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tự phát (mặc dù đã điều trị kháng sinh tích cực) và bệnh nhân đã bị tử vong. Như vậy, các yếu tố như: Mức độ xơ gan, CMTH tái phát nhiều lần, có biến chứng khác (viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tự phát) là những yếu tố làm cho hiệu quả cầm máu không đạt kết quả tốt.
Hiệu quả cầm máu của phương pháp thắt TMTQ cấp cứu phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Trang thiết bị, tình trạng toàn thân, kinh nghiệm của người làm nội soi…có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Mặc dù kỹ thuật thắt TMTQ không khó, nhưng cần đòi hỏi những người có kinh nghiệm làm nội soi và đã được thực hành nội soi điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho biết hiệu quả cầm máu giao động trong khoảng từ 86-100%. Các nghiên cứu trong nước và trên thế giới đều thừa nhận thắt TMTQ có hiệu quả cầm máu cao hơn so với hiệu quả cầm máu bằng tiêm xơ. Ngày nay, thắt TMTQ là biện pháp ưu tiên hàng đầu cho bệnh nhân xơ gan có biến chứng lần đầu tiên có CMTH do giãn vỡ TMTQ. Bảng 4.1 so sánh về hiệu quả cầm máu giữa thắt TMTQ so với tiêm xơ TMTQ.
Bảng 4.1: Hiệu quả cầm máu bằng thắt và tiêm xơ tĩnh mạch thực quản Tác giả/năm/số tài liệu tham khảo Thắt TMTQ Tiêm xơ TMTQ
Lo G.H. (1995) [86] 94% 62% Hou M. C. (1995) [59] 100% 88% Gimsom A. E. S. (1990) [45] 91% 92% Stiegmann G. V. (1992) [126] 86% 77% Laine E. L. (1993) [71] 89% 89% Tổng trung bình 92% (86-100%) 81,6% (62-92%)
Tại Việt Nam, cũng đã có những nghiên cứu về hiệu quả của thắt hoặc tiêm xơ TMTQ cho bệnh nhân CMTH cấp tính do giãn vỡ TMTQ [2], [3], [15], [16], [20] và các tác giả cũng thấy rằng: Thắt TMTQ cho hiệu quả cầm máu tốt hơn so với tiêm xơ.
Nguyễn Ngọc Tuấn [24] đã phối hợp 2 phương pháp điều trị (thắt và tiêm xơ) cho 54 bệnh nhân CMTH do vỡ TMTQ và kết quả cho biết hiệu quả cầm máu đạt: 54/54 (100%), không có bệnh nhân phải chuyển sang các phương pháp điều trị khác như: Mổ hoặc đặt sone Blakemore.
Trong một nghiên cứu tổng thể tại Trung Quốc của Liu Y, Zhang Z và cộng sự [81] (thống kê trong 16 năm) trên 1846 BN giãn vỡ TMTQ và hoặc TM dạ dày điều trị bằng các biện pháp nội soi can thiệp (Thắt và/hoặc tiêm
xơ) và kết quả cho biết: Có 1514 BN được thắt TMTQ cấp cứu cho hiệu quả cầm máu đạt: 96,7%. Với những kết quả nghiên cứu này đã cho thấy thắt TMTQ cấp cứu là một phương pháp tốt có hiệu quả cao trong điều trị CMTH do giãn vỡ TMTQ.