Kết quả làm xẹp búi giãn tĩnh mạch thực quản ở nhóm

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 106 - 108)

- Không cầm máu: Bệnh nhân vẫn còn tiếp tục nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen với tần suất nhiều hơn so với trước điều trị và phải thắt nhắc

4.2.3.Kết quả làm xẹp búi giãn tĩnh mạch thực quản ở nhóm

Tái phát búi giãn, hoặc búi giãn chưa bị triệt tiêu hoàn toàn thì vẫn có nguy cơ CMTH tái phát. Chính vì vậy, mục tiêu thắt TMTQ không chỉ đạt hiệu quả cầm máu, mà còn phải làm xẹp búi giãn TMTQ sau các lần thắt tiếp theo. Chúng tôi đã thực hiện thắt TMTQ nhắc lại với thời gian sau 2-3 tuần so với lần thắt trước và các lần sau cũng thực hiện như vậy cho đến khi búi giãn TMTQ không còn (được nhận định trên nội soi lần cuối)

Các tác giả trên thế giới cũng thống nhất chỉ đưa ra khái niệm làm hết búi giãn (Eradication), chứ không đưa ra khái niệm triệt tiêu búi giãn. Do vậy, chúng tôi cũng thống nhất lấy quan điểm này và vận dụng vào trong nghiên cứu này. Các tác giả cho rằng: Muốn làm mất búi giãn thì ngoài việc điều trị tích cực qua nội soi, thì cần phải điều trị tích cực tình trạng xơ gan của bệnh nhân, nhằm cải thiện chức năng gan cho bệnh nhân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.11), hiệu quả làm mất búi giãn sau thắt TMTQ được chia thành 3 mức và kết quả cho biết: Hiệu quả làm mất búi giãn mức độ: Tốt, khá và kém tương ứng là: 70,5%; 18,1% và 11,4%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.

Bảng 4.2: Hiệu quả làm xẹp búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt cấp cứu Tác giả Djurdjevi c (1999) [40] Hou M.C. (1999) [59] D.H.Thái (2001) [20] N.M.Hùng (2011) Xẹp búi giãn (%) 92% 88% 77,4% 70,5%

Dương Hồng Thái [20] đã tiến hành so sánh kết quả làm xẹp búi giãn TMTQ bằng thắt so với tiêm xơ và kết quả nghiên cứu cho biết: Hiệu quả làm xẹp búi giãn (mức tốt) của thắt là 77,4% và tiêm xơ 61,1%. Như vậy, thắt có hiệu quả làm xẹp búi giãn tốt hơn so với tiêm xơ.

Gần đây, đã có những nghiên cứu so sánh hiệu qủa làm mất búi giãn TMTQ bằng thắt TMTQ đơn thuần so với thắt TMTQ + tiêm xơ. Các nghiên cứu cho các số liệu khác nhau, nhưng nhìn chung thì cả 2 phương pháp đều có hiệu quả tốt trong việc làm xẹp búi giãn TMTQ sau điều trị. Bảng 4.3, tập hợp 4 nghiên cứu khác cho biết: Hiệu quả thắt đơn thuần so với thắt TMTQ + tiêm xơ.

Bảng4.3: So sánh hiệu quả làm xẹp búi giãn bằng thắt với thắt + tiêm xơ Tác giả

(Năm/số tài liệu)

Djurdjevic D. (1999 ) [40] Laine E. L. (2004) [72] Saed Z. A. (1997) [112] Traitf I. A. (1999) [133] Cách điều trị Thắt Tiêm + thắt Thắt Tiêm + thắt Thắt Tiêm + thắt Thắt Tiêm + thắt Mất búi giãn (%) 92% 88% 60% 71% 64% 54% 81% 86%

Delapen J [39] nghiên cứu năm 1999 đã thắt vòng cao su (n = 45) và tiêm xơ (n = 48) búi giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan cho biết: hiệu quả xẹp búi giãn bằng thắt đạt 97%, tiêm xơ đạt 71%.

Nghiên cứu của Hou MC [59] năm 1995 cho 93 bệnh nhân được thắt TMTQ và 92 bệnh nhân tiêm xơ, kết quả cho biết: Tỷ lệ làm xẹp búi giãn nhóm thắt và tiêm xơ tương ứng: 88% và 86%. Một nghiên cứu khác của Umehara M [136] năm 1999 cho biết hiệu quả làm xẹp búi giãn bằng thắt TMTQ đạt: 81%.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tuấn [24] cho biết: TMTQ bị triệt tiêu trong vòng 30 ngày đầu sau khi thắt + tiêm xơ cho 102 bệnh nhân CMTH do vỡ TMTQ chiếm: 94/102 (92,2%). Như vậy, hiệu quả

của phương pháp phối hợp này đã cho kết quả tốt trong việc làm mất búi giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan. Tác giả cũng cho biết số lần nội soi điều trị cần thiết cho đến lúc TMTQ bị triệt tiêu là: 2 ± 0,5 và số vòng cao su trung bình cần sử dụng là: 2,9 ± 1,2 (vòng).

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 106 - 108)