- Không cầm máu: Bệnh nhân vẫn còn tiếp tục nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen với tần suất nhiều hơn so với trước điều trị và phải thắt nhắc
4.4.2. Tỷ lệ tử vong ở nhóm2 và 3 sau điều trị dự phòng 36 tháng
Theo dõi tỷ lệ tử vong cũng là một trong những thông số quan trọng đánh giá hiệu quả điều trị. Chúng tôi đã theo dõi chặt chẽ tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân và kết quả này được trình bày trong bảng 3.28 cho biết: Tỷ lệ tử vong tại các thời điểm theo dõi ở nhóm 2 thấp hơn so với nhóm 3 (p < 0.05). Cũng tương tự như vậy, tỷ lệ tử vong 36 tháng nhóm thắt dự phòng TMTQ thấp hơn (4,1%) so với nhóm điều trị Propranolol (24,6 %), sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác hơn so với các nghiên cứu của các tác giả khác trong và ngoài nước về tỷ lệ tử vong sau thắt TMTQ dự phòng và dùng thuốc Propranolol.
Nghiên cứu của Sarin SK và cs [117] năm 1999 cho biết tỷ lệ tử vong của 2 nhóm (chẹn Beta giao cảm và thắt TMTQ dự phòng) là tương đương (sấp sỉ: 5%). Tuy nhiên, số bệnh nhân bị tử vong do nguyên nhân CMTH ở nhóm dùng thuốc chẹn Beta giao cảm chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm thắt TMTQ dự phòng.
Gluud LL và cs [46] đã tập hợp 16 nghiên cứu về TMTQ, trong đó có 15 nghiên cứu về vai trò của thắt TMTQ dự phòng và dùng thuốc chẹn Beta giao cảm (Propranolol) cho những BN có giãn TMTQ, có nguy cơ cao dễ bị CMTH. Kết quả nghiên cứu cho biết: Tỷ lệ tử vong nhóm thắt là 116/573 bệnh nhân (20,2%), còn tỷ lệ tử vong nhóm dùng Propranolol là: 115/594 bệnh nhân (19,36%). Như vậy, tỷ lệ tử vong của 2 nhóm là tương đương nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng cho thấy số bệnh nhân tử vong nhóm thắt có liên quan đến CMTH tái phát thấp hơn so với tỷ lệ tử vong có liên quan đến CMTH tái phát ở nhóm dùng Propranolol.