- Không cầm máu: Bệnh nhân vẫn còn tiếp tục nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen với tần suất nhiều hơn so với trước điều trị và phải thắt nhắc
4.2.8.4. Các nguyên nhân gây tử vong nhóm
Chúng tôi đã theo dõi ở 105 bệnh nhân xơ gan được thắt TMTQ cấp cứu và sau 24 tháng theo dõi có 27 bệnh nhân đã bị tử vong chiếm 25,7%, sau 36 tháng theo dõi có 38 bệnh nhân bị tử vong.
Bảng 3.20. đã trình bày các nguyên nhân gây tử vong theo thời gian và kết quả nghiên cứu cho biết tỷ lệ tử vong cao chủ yếu là do tình trạng mất máu, hôn mê gan là 2 nguyên chính: Chảy máu có 24 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 63,1%, hôn mê gan có 10 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,3%. Có 3/38 bệnh nhân bị tử vong do các nguyên nhân phối hợp nhiều yếu tố (Suy kiệt nặng, nhiều dịch ổ bụng, viêm phúc mạc, hội chứng gan thận...)
Các nghiên cứu trong nước cũng thấy rằng: Chảy máu tiêu hóa tái phát mức độ nặng, hôn mê gan…là những nguyên nhân chính gây tử vong. Tuy nhiên, một số các nguyên nhân khác cũng thúc đẩy tăng tỷ lệ tử vong như: Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tự phát, suy thận, chuyển thành ung thư gan… Nghiên cứu của Dương Hồng Thái [20] trên 99 bệnh nhân xơ gan cho biết nguyên nhân tử vong phần lớn do CMTH tái phát nặng, đặc biệt khi các bệnh nhân này ở tuyến tỉnh, hoặc các cơ sở không có các phương tiện và các chuyên gia có kinh nghiệm trong điều trị nội soi (tiêm xơ hoặc thắt TMTQ). Nghiên cứu tại Nhật Bản của Toshya Harada và cộng sự [133] năm 1997 cho biết: CMTH tái phát nhiều lần, CMTH mức độ nặng...là yếu tố nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong ở bệnh nhân xơ gan.
Tóm lại: Với những kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi và có đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng tôi thấy rằng: Bệnh nhân xơ gan có CMTH cấp tính do vỡ TMTQ cần phải được điều trị kịp thời, và nên đưa bệnh nhân đến các chuyên khoa điều trị tích cực. Ngoài việc hồi sức tích cực, thắt TMTQ cấp cứu cần được tiến hành sớm khi tình trạng bệnh nhân cho phép. Hiệu quả điều trị phụ thuộc nhiều vào tình trạng chức năng gan, tình trạng búi giãn và tình trạng mất máu khi bệnh nhân đến viện...