- Không cầm máu: Bệnh nhân vẫn còn tiếp tục nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen với tần suất nhiều hơn so với trước điều trị và phải thắt nhắc
4.5.1. Các biến chứng sau điều trị nhóm 1 và nhóm
Nhóm 1 và nhóm 2 bao gồm những đối tượng xơ gan được điều trị bằng thắt TMTQ qua nội soi. Tuy nhiên, với những bệnh nhân nhóm 1 là nhóm thắt TMTQ cấp cứu, do vậy có khó khăn hơn so với nhóm 2 (nhóm thắt dự phòng), đặc biệt khi bệnh nhân đang nôn ra máu, chảy máu nhiều điểm trên búi giãn TMTQ. Tuy nhiên, các triệu chứng hay gặp trong 2 nhóm bao gồm: Đau ngực, nuốt khó, nuốt nghẹn, sốt… là những triệu chứng hay gặp ở cả 2 nhóm điều trị (bảng 3.32). Các triệu chứng này không nặng nề và chỉ xảy ra trong 1-3 ngày, và có đáp ứng với các thuốc điều trị nội khoa thông thường. Bảng 3.32 cũng cho biết không có sự khác nhau có ý nghĩa về tỷ lệ biến chứng sau điều trị ở nhóm 1 và nhóm 2 (p > 0,05).
Burrroughs AK và cs [35] nghiên cứu ở nhóm thắt dự phòng các triệu chứng khó chịu xuất hiện ở 9 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 30%. Có 5 bệnh nhân có 2 triệu chứng cùng xuất hiện như đau ngực và nuốt khó, đau ngực và sốt... Không có bệnh nhân nào có 3 triệu chứng phối hợp. Ngày nay, các nghiên cứu cũng cho biết thắt TMTQ có ít biến chứng hơn rất nhiều so với các biến chứng nhóm tiêm xơ TMTQ. Sau đây, là bảng so sánh về các biến chứng do tiêm xơ và thắt TMTQ cấp cứu (tổng hợp từ 5 nghiên cứu khác nhau).
Bảng 4.9: Biến chứng sau thắt và tiêm xơ tĩnh mạch thực quản
Các biến chứng Thắt TMTQ Tiêm xơ
Hẹp thực quản 0% 11%
Chảy máu do loét thực quản 3% 6%
Viêm phổi 1% 5%
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn 4% 6%
Thủng thực quản 0,7% 0%
Chết do các biến chứng 1% 3%