Thời gian sống sau điều trị dự phòng của nhóm2 và nhóm

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 126 - 128)

- Không cầm máu: Bệnh nhân vẫn còn tiếp tục nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen với tần suất nhiều hơn so với trước điều trị và phải thắt nhắc

4.4.5. Thời gian sống sau điều trị dự phòng của nhóm2 và nhóm

Thời gian sống của bệnh nhân là thông số quan trọng nhất trong việc đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị đối với bệnh nhân xơ gan có

giãn TMTQ. Việc lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp sẽ cải thiện được thời gian sống của bệnh nhân

Trong bảng 3.31 đã cho thấy thời gian sống của nhóm 2 cao hơn có ý nghĩa (p < 0,05) so với thời gian sống của nhóm 3 trong thời gian theo dõi sau 24 tháng (Nhóm thắt 90,6%, nhóm propranolol là 80%) và sau 36 tháng (Nhóm thắt 85,9%, nhóm propranolol là 75,5%). Điều này đã cho thấy thắt TMTQ dự phòng là một phương pháp tốt làm cải thiện được thời gian sống của bệnh nhân xơ gan có giãn TMTQ.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác với Sarin SK và cs [116]. Tác giả thấy rằng mặc dù thời gian sống của nhóm thắt dự phòng TMTQ có cao hơn (88%) so với nhóm điều trị bằng Propranolol (82%), nhưng sự khác nhau chưa có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05). Tuy nhiên, tác giả cho rằng để đánh giá đúng về thông số này thì cần phải nghiên cứu số lượng nhiều hơn và ở nhiều trung tâm khác nhau.

Trong các thập kỷ trước, tiêm xơ búi giãn TMTQ đã được ứng dụng trong lâm sàng và có so sánh với nhóm dùng giả dược trong điều trị dự phòng CMTH do giãn vỡ TMTQ ở bệnh nhân xơ gan. Có tổng 20 nghiên cứu ngẫu nhiên (gồm 1756 bệnh nhân) so sánh về hiệu quả tiêm xơ dự phòng với nhóm chỉ dùng giả dược. Tất cả các bệnh nhân đều tương đồng nhau về lâm sàng và cận lâm sàng. Tất cả bệnh nhân đều có giãn TMTQ ở mức độ II và III. Kết quả nghiên cứu cho biết: Có 5 nghiên cứu giảm đáng kể tỷ lệ CMTH; 2 nghiên cứu làm tăng tỷ lệ CMTH; 13 nghiên cứu thấy tỷ lệ CMTH không khác nhau có ý nghĩa giữa nhóm tiêm xơ so với nhóm dùng giả dược [102]. Do vậy, với những kết quả này đã cho thấy tiêm xơ TMTQ không được khuyến cáo dùng điều trị dự phòng ở bệnh nhân xơ gan giãn TMTQ có nguy cơ cao chảy máu đường tiêu hoá.

Ngày nay, các phương tiện nội soi được cải tiến rất nhiều, đặc biệt các thiết bị can thiệp điều trị đã giúp cho chẩn đoán và điều trị dự phòng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w