f) Hội nghị đồng thuận về điều trị chảy máu cấp do giãn vỡ TMTQ.
1.4.4. Tình trạng suy chức năng gan
Đánh giá trên lâm sàng, xơ gan được phân chia thành 2 mức: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình trạng suy chức
năng gan cần phải dựa trên bảng phân loại Child-Pugh chia thành 3 mức: Child A, Child B, Child C.
Có 2 nghiên cứu hồi cứu độc lập về mối liên quan giữa tần suất, mức độ CMTH lần đầu từ búi giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan. Nghiên cứu đầu tiên thực hiện bởi Hiệp hội nội soi Bắc Ý (The North Italian Endoscopic Club- NIEC) năm 1988. Nghiên cứu thứ 2 thực hiện năm 1990 bởi Inokuchi K và cs (Nhật Bản). Cả 2 nghiên cứu này đều đi đến kết luận: CMTH tiên phát do giãn vỡ TMTQ ở bệnh nhân xơ gan liên quan chặt chẽ đến: Mức độ xơ gan
(tình trạng suy chức năng gan dựa theo phân loại Child-Pugh), mức độ giãn TMTQ, sự hiện diện dấu đỏ trên thành búi giãn.
Các nghiên cứu tại Pháp cũng đồng ý với 2 nghiên cứu trên và đều khẳng định: Mức độ xơ gan, mức độ giãn TMTQ, sự hiện diện dấu đỏ trên thành búi giãn TMTQ là những yếu tố nguy cơ cao gây CMTH tiên phát ở bệnh nhân xơ gan.
Các nghiên cứu trên thế giới đều thấy rằng tỷ lệ tử vong do CMTH tiên phát ở bệnh nhân xơ gan chiếm khoảng 50%. Theo các nghiên cứu này thì tỷ lệ tử vong liên quan chặt chẽ đến mức độ xơ gan. Trong thời gian theo dõi khoảng 1 năm, các nghiên cứu đã cho biết: Tỷ lệ tử vong do CMTH ở bệnh nhân Child A (5%), Child B (25%) và Child C (50%).
Như vậy, với những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy các yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng, liên quan mật thiết với nhau và là những yếu tố nguy cơ cao dễ gây chảy máu do vỡ giãn TMTQ ở bệnh nhân xơ gan.