Vai trò của các yếu tố đông máu với hiệu quả điều trị

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 44 - 46)

f) Hội nghị đồng thuận về điều trị chảy máu cấp do giãn vỡ TMTQ.

1.4.5.4.Vai trò của các yếu tố đông máu với hiệu quả điều trị

Bình thường trong máu và trong các mô có các chất gây đông và các chất chống đông, nhưng các chất gây đông ở dạng tiền chất, không có hoạt tính. Khi mạch máu bị tổn thương (trong giãn vỡ TMTQ) sẽ hoạt hoá các yếu tố đông máu theo kiểu dây truyền làm cho máu đông lại. Quá trình đông máu xảy ra qua 3 giai đoạn: Giai đoạn tạo phức hợp prothrombinase (1), giai đoạn tạo thành thrombin (2), giai đoạn tạo thành fibrin và cục máu đông (3).

Hai giai đoạn đầu diễn ra theo 2 con đường nội sinh và ngoại sinh để tạo Thrombin, khi mạch máu bị tổn thương, mô ở vị trí tổn thương giải phóng ra yếu tố III (thromboplastin mô) và phospholipid. Yếu tố III, IV (canxi) cùng yếu tố VII và phospholipid mô hoạt hoá yếu tố X. Yếu tố X hoạt hoá cùng với yếu tố V, phospholipid mô và ion canxi tạo thành phức hợp prothrombinase

( ngoại sinh).

Đồng thời khi máu tiếp xúc với vị trí bị tổn thương sẽ làm hoạt hoá yếu tố XII và tiểu cầu làm giải phóng phospholipid. Yếu tố XII hoạt hoá yếu tố XI và yếu tố XI hoạt hoá yếu tố IX. Yếu tố IX cùng với yếu tố VIII hoạt hoá phospholipid tiểu cầu và Ca + 2 tạo nên phức hợp prothrombinase ( nội sinh).

Phức hợp prothrombinase tạo ra theo cơ chế nội sinh và ngoại sinh cùng với ion canxi xúc tác cho phản ứng chuyển prothrombin thành thrombin. Dưới tác dụng của thrombin, Fibrinogen dạng hoà tan chuyển thành fibrin không hoà tan. Các sợi fibrin nối lại với nhau và dưới tác dụng của yếu tố XIII hoạt hoá tạo ra mạng lưới fibrin bền vững giam giữ các thành phần của máu làm máu đông lại. Chính vì vậy hiểu được vai trò của từng yếu tố đông máu, từng mắt xích trong quá trình cầm máu sẽ tiên lượng được nguy cơ CMTH và tạo được điều kiện thuận lợi cho quá trình cầm máu mà không phá vỡ quá trình tự nhiên.

Khi bệnh nhân bị xơ gan thì số lượng tiểu cầu và chất lượng tiểu cầu đều giảm. Các yếu tố đông máu II, VII, IX, X là những yếu tố đông máu được tổng hợp tại gan đều giảm do phụ thuộc vitamin K. Đặc biệt yếu tố VII thường giảm đầu tiên khi có thiếu vitamin K bởi vì yếu tố VII có thời gian bán huỷ ngắn nhất (6 giờ). Để phát hiện mức độ giảm các yếu tố đông máu trong huyết tương có thể làm các xét nghiệm định hướng như APTT, PT, TT hoặc xét nghiệm định lượng từng yếu tố. Teres và Bosch J [141] đã trình bày về các yếu tố tiên lượng ở BN xơ gan có CMTH trong đó có yếu tố đông máu và khi bệnh nhân có rối loạn đông máu thường làm tăng mức độ suy gan và dẫn đến hôn mê gan. Do vậy, với những bệnh nhân xơ gan, sau khi đã được điều trị nội soi, cần được xét nghiệm đầy đủ, đặc biệt chức năng về đông máu.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Kết quả xử lý cấp cứu, dự phòng chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bằng thắt vòng cao su qua nội soi và thuốc chẹn beta giao cảm không chọc lọc ở bệnh nhận xơ gan (Trang 44 - 46)