Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 45 - 47)

- Bút toán kết chuyển: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loạ

1.2.4.6. Tổ chức kiểm tra kế toán

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức công tác kế toán nhằm đảm bảo cho số liệu, tài liệu kế toán phản ánh trung thực, khách quan về hoạt động kinh tế, tài chính của tập đoàn.

Nội dung kiểm tra kế toán bao gồm:

- Kiểm tra việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán đảm bảo thực hiện đúng chế độ, chính sách quản lý tài chính của nhà nước và những quy định cụ thể của ngành, của tập đoàn.

- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong tập đoàn, việc thực hiện trách nhiệm của các bộ phận kế toán, kết quả công tác của bộ máy kế toán, mối quan hệ công tác giữa bộ phận kế toán với nhau và với các bộ phận chức năng khác có liên quan.

Về thời điểm kiểm tra kế toán có thể thực hiện kiểm tra thường kỳ hoặc kiểm tra bất thường.

- Kiểm tra kế toán thường kỳ trong nội bộ đơn vị nhằm bảo đảm chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của số liệu, tài liệu kế toán, đảm bảo cơ sở cho việc thực hiện chức năng giám đốc của kế toán.

Công tác kiểm tra kế toán thường kỳ trong nội bộ đơn vị do giám đốc và kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo. Tuỳ theo quy mô của đơn vị mà có thể bố trí thành bộ phận kiểm tra riêng. Trường hợp đơn vị có quy mô không lớn thì có thể bố trí công tác kiểm tra kiêm nhiệm cùng với các bộ phận kế toán thích hợp.

Tất cả các đơn vị cần tổ chức kiểm tra kế toán thường kỳ theo chế độ quy định, tạo điều kiện vững chắc cho việc nâng cao chất lượng của công tác kế toán, đảm bảo ngăn ngừa và giải quyết kịp thời những sai sót, sơ hở trong quản lý kinh tế.

- Kiểm tra kế toán bất thường được tiến hành trong những trường hợp cần thiết, theo đề nghị của cơ quan tài chính đồng cấp, thủ trưởng các bộ, tổng cục, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố có thể ra lệnh kiểm tra kế toán bất thường ở các đơn vị thuộc ngành mình hoặc địa phương mình quản lý.

Căn cứ để kiểm tra kế toán là các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán và các chế độ, định mức kinh tế, kỹ thuật trong từng trường hợp cụ thể. Phương pháp kiểm tra chủ yếu được áp dụng là đối chiếu: đối chiếu số liệu giữa chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán; giữa số liệu kế toán tổng hợp và số liệu kế toán chi tiết; giữa số liệu trên sổ kế toán với số thực tế kiểm kê.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 45 - 47)