Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn ở Mỹ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 48 - 51)

- Bút toán kết chuyển: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loạ

1.3.1. Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn ở Mỹ

Theo quan điểm của Hiệp hội kế toán Mỹ, chức năng cơ bản của kế toán bao gồm:

- Kế toán quan sát các hoạt động, nhận biết và đo lường các sự kiện và các quá trình kinh tế bằng thước đo giá trị thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép lại và sau đó được phân loại theo nhóm và cuối cùng được tổng hợp theo từng đối tượng.

- Lập các báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng…

Với các chức năng cơ bản đó, mô hình tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn ở Mỹ được xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, mỗi đơn vị, tuỳ theo loại hình kinh doanh và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít để tổ chức thiết lập các tài khoản kế toán đáp ứng yêu cầu KTTC và KTQT. Nhà nước không xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất. Việc xác định số lượng tài khoản, tên gọi, ký hiệu của tài khoản là tuỳ doanh nghiệp quyết định phụ thuộc vào đặc điểm, điều kiện kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. Nhưng không phải doanh nghiệp muốn mở tài khoản kiểu gì, sắp xếp các tài khoản một cách tuỳ tiện mà các hiệp hội kế toán ở Mỹ ban hành các chuẩn mực kế toán Mỹ, quy định chung về tài khoản kế toán cần mở ở các doanh nghiệp. Theo đó, các tài khoản kế toán của mỗi đơn vị đều được xây dựng trong mối quan hệ với báo cáo tài chính, do đó bao gồm hai loại lớn, đó là các tài khoản thuộc BCĐKT và các tài khoản thuộc BCKQHĐKD. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các doanh nghiệp ở Mỹ được chia thành 6 loại bao gồm: Loại 1: Tài sản; Loại 2: Công nợ phải trả; Loại 3: Nguồn vốn chủ sở hữu; Loại 4: Doanh thu; Loại 5: Chi phí kinh doanh; Loại 6: Lãi cổ phần. Nguyên tắc xây dựng tài khoản kế toán trong các đơn vị là đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kế toán và các nguyên tắc kế toán được thừa nhận.

- Thứ hai, tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán. Kế toán tài chính được ghi vào các sổ kế toán tổng hợp để cung cấp cho việc lập các BCTC. Kế toán quản trị được ghi chép vào các sổ kế toán quản trị để cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo kế toán quản trị. Việc ghi chép vào các tài khoản kế toán thường được chú trọng phản ánh theo từng khâu kinh

doanh như khâu thành lập công ty, khâu mua hàng, khâu sản xuất, khâu xác định kết quả và phân phối kết quả kinh doanh.

- Thứ ba, tổ chức lập các BCTC và báo cáo kế toán quản trị, phân tích các dữ liệu trên các báo cáo để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin. BCTC được lập theo năm tài chính gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo kế toán quản trị được lập theo yêu cầu quản lý cụ thể từng chỉ tiêu kinh tế tài chính và theo định kỳ ngắn. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị bao gồm 2 loại là báo cáo kiểm soát chi phí và báo cáo định hướng cho việc ra quyết định của nhà quản trị.

Hệ thống báo cáo kiểm soát thường có các báo cáo chủ yếu như sau:

Báo cáo nguyên vật liệu trực tiếp mua vào: Phản ánh số lượng và giá trị

của các loại nguyên vật liệu chính mua vào trong kỳ theo dự toán và thực tế, xác định mức chênh lệch giữa số thực tế và dự toán của từng loại nguyên vật liệu chính để cung cấp thông tin cho nhà quản lý kiểm soát quá trình thu mua vật liệu. Báo cáo này chỉ sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất.

Báo cáo chi phí sản xuất chung: phản ánh số dự toán và thực tế của các

khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo trì,...không bao gồm chi phí khấu hao vì theo quan điểm của kế toán Mỹ thì khoản chi phí này không thuộc đối tượng phải lập dự toán. Báo cáo này cung cấp thông tin để nhà quản trị kiểm soát chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.

Báo cáo chi phí bán hàng và quản lý: phản ánh số dự toán và thực tế của

các khoản chi phí thuộc CPBH và CPQLDN để cung cấp thông tin cho nhà quản trị quản lý các loại chi phí này.

Báo cáo ngân sách: phản ánh số dự toán và số thực tế của các khoản thu

chi bằng tiền trong kỳ. Thông qua báo cáo này, nhà quản trị có thông tin để kiểm soát các dòng tiền và từ đó đưa ra các quyết định chi tiêu hợp lý.

Hệ thống báo cáo định hướng cho việc ra quyết định của nhà quản trị (còn gọi là báo cáo bộ phận) được lập theo nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong từng tình huống cụ thể như: báo cáo kết quả kinh doanh theo từng mặt

hàng, theo từng đơn vị nội bộ, theo từng thị trường tiêu thụ, theo từng giai đoạn công nghệ...Các báo cáo định hướng cho việc ra quyết định của nhà quản trị đều được lập dựa trên một nguyên tắc chung là phân loại chi phí trong mối quan hệ với sản lượng hoặc quy mô hoạt động của từng bộ phận để từ đó xác định mức biến phí, lãi gộp, lãi riêng của từng bộ phận. Các báo cáo bộ phận cung cấp thông tin cho nhà quản trị đưa ra các quyết định để hoạch định quá trình SXKD trong tương lai như: điều chỉnh cơ cấu, mặt hàng kinh doanh, nên chế biến thành thành phẩm hay bán ngay ra ngoài, nên sản xuất một bộ phận, chi tiết của sản phẩm hay mua ngoài, điều chỉnh thị trường tiêu thụ,...

Xét về nội dung thì hiện nay, KTQT trong các tập đoàn ở Mỹ thường tập trung vào các chủ đề như: khái niệm và phân loại chi phí (phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau đặc biệt là phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, tiếp đến hệ thống hoá thông tin theo các khoản mục chi phí); kế toán chi phí và tính giá thành theo công việc hoặc theo quy trình sản xuất; phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (làm cơ sở xác định mức lợi nhuận đạt được ở các mức tiêu thụ khác nhau, định giá bán sản phẩm, dịch vụ để đạt được mức lợi nhuận cá biệt mong muốn...); dự toán hoạt động SXKD; phân tích báo cáo quản trị. Với sự đề cao vai trò cá nhân, vai trò của những nhà quản lý cao cấp, kế toán quản trị được xem như một công cụ bổ khuyết thông tin quản lý nên được thiết kế tập trung vào chủ đề phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định quản lý. Đồng thời ở Mỹ, KTQT là công việc riêng của doanh nghiệp nên nhà nước không can thiệp sâu vào chuyên môn, nghiệp vụ. KTQT luôn được nhận thức là một bộ phận chuyên môn, tuy nhiên tổ chức vận hành KTQT có những chuyển biến khác nhau, từ một bộ phận thuộc kế toán đến bộ phận thuộc ban giám đốc.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 48 - 51)