Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ chế tài chính trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 63 - 68)

- Bút toán kết chuyển: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loạ

2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ chế tài chính trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam

đoàn kinh tế Việt Nam

Dù là TĐKT Nhà nước hay TĐKT tư nhân thì đều hình thành từ quá trình và phương thức vận động, phát triển của nó, dựa trên pháp luật chứ không được hình thành từ các quyết định hành chính. Tổng quan về mô hình xây dựng tập đoàn kinh tế theo cơ chế hình thành công ty mẹ - công ty con là dựa trên cơ sở của một mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết nhiều pháp nhân doanh nghiệp độc lập, hoạt động trong nhiều lĩnh vực và địa bàn khác nhau để tạo thế mạnh chung. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính phổ biến ở các TĐKT Việt Nam như sau:

- Quan hệ sở hữu vốn điều lệ giữa công ty mẹ và công ty con: Đối với TĐKT Nhà nước, công ty mẹ do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ dưới hình thức công ty TNHH một thành viên. Còn đối với các TĐKT tư nhân thì công ty mẹ thường là doanh nghiệp tư nhân dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Công ty mẹ sẽ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty con. Công ty mẹ chỉ tác động vào công ty con thông qua đại diện của công ty mẹ trong hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) của công ty con, mức độ ảnh hưởng của người đại diện này tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của công ty mẹ ở công ty con hay thông qua việc công ty mẹ tài trợ vốn đầu tư cho công ty con. Trong từng giai đoạn sẽ có sự thống nhất giữa công ty mẹ và các công ty con để hình thành quỹ đầu tư phát triển chung, cùng tham gia thành lập hoặc góp vốn vào các doanh nghiệp khác. Công ty mẹ quyết định đầu tư vốn cho các công ty con độc lập và có quyền tăng, giảm một phần vốn đầu tư từ công ty con này sang đơn vị khác phục vụ kế hoạch đầu tư phát triển của tập đoàn. Theo đó, cơ chế chính sách tài chính phải tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên tập đoàn phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo, tự chủ trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đồng thời, xác định rõ ràng, đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.

- TĐKT không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. Còn pháp nhân của công ty mẹ và pháp nhân của công ty con là hoàn toàn độc lập, do đó không có quan hệ trên - dưới

theo kiểu trật tự hành chính như mô hình TCT Nhà nước trước đây mà thông qua quyền chi phối về vốn và các liên kết khác theo hợp đồng cụ thể hoặc theo quy chế tài chính của cả tập đoàn. Do đó, cơ chế chính sách tài chính phải tạo dựng môi trường tài chính lành mạnh, bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp bao gồm công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Đối với các TĐKT Nhà nước, Hội đồng thành viên của công ty mẹ do Nhà nước bổ nhiệm và là người đại diện cho vốn chủ sở hữu Nhà nước. Nhà nước thống nhất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ như thông qua việc quyết định thành lập mới, cơ chế quản lý, tổ chức lại, giải thể, quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngành, nghề kinh doanh của công ty…Bộ máy lãnh đạo, điều hành, quản lý của công ty mẹ thực hiện chức năng trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và điều phối hoạt động của cả tập đoàn theo chiến lược phát triển kinh doanh chung. Do Luật Doanh nghiệp cho phép sử dụng cụm từ “Tập đoàn” như thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ nên mặc dù các TĐKT Nhà nước có thiết lập bộ máy quản lý cho tập đoàn nhưng có thể thấy thực chất đây là bộ máy quản lý của công ty mẹ. Cơ chế chính sách tài chính trong các TĐKT này phải đảm bảo tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các đơn vị thành viên. Còn đối với các tập đoàn tư nhân, thành viên HĐQT được xác định căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp, điều lệ và thoả thuận tại đại hội cổ đông của công ty mẹ. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty thành lập tập đoàn tự thoả thuận quyết định. Đối với các công ty con, công ty liên kết, đơn vị sự nghiệp thì cơ cấu quản lý được tổ chức phù hợp với loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của đơn vị sự nghiệp.

- Cơ cấu của mô hình công ty mẹ - công ty con có nhiều loại pháp nhân độc lập và hoạt động trong khuôn khổ của Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành có liên quan. Mức độ quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với các công ty con phụ thuộc vào quan hệ sở hữu về vốn: quan hệ chặt chẽ là các công ty con 100% vốn của công ty mẹ, công ty TNHH một thành viên; mềm mại,

uyển chuyển là các công ty cổ phần mà các công ty mẹ có vốn chi phối; linh hoạt là các công ty TNHH hai thành viên, các công ty cổ phần mà trong đó công ty mẹ chỉ đóng góp một tỷ lệ vốn nhất định hoặc như nhà đầu tư tài chính. Các TĐKT được tổ chức với nhiều cấp doanh nghiệp: công ty mẹ - công ty con, công ty liên kết, công ty con – công ty cháu. Công ty con của các TĐKT Nhà nước có thể được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH một hoặc hai thành viên trở lên, tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty liên doanh (trong trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài. Nhiều TĐKT đã cơ cấu, tổ chức lại các đơn vị thành viên thành các TCT được chuyên môn hoá khá cao, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con như: TCT Thăm dò và Khai thác dầu khí, TCT cổ phần Phân đạm và Hoá chất dầu khí, TCT cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí…thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt nam; TCT Truyền tải điện quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam; TCT Khoáng sản thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản; TCT cổ phần May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt – May Việt nam,…Do đó, đối với các TĐKT, cơ chế chính sách tài chính phải tạo điều kiện tập trung, tăng cường nguồn lực cho công ty mẹ, đảm bảo cho công ty mẹ lớn mạnh đủ sức đầu tư vào các đơn vị thành viên nhằm chi phối những ngành và lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

- Quản lý, giám sát đối với TĐKT Nhà nước được thực hiện theo các phương thức:

+ Thông qua chế độ báo cáo của Hội đồng thành viên công ty mẹ.

+ Thông qua thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên.

+ Thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ.

+ Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan theo quy định của pháp luật.

Với những đặc điểm cơ bản về tổ chức quản lý như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT Việt Nam như:

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của các nguyên tắc quản lý mới, các cơ chế chính sách tài chính trong các tập đoàn.

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo sự thống nhất có tính nguyên tắc trong các đơn vị kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tổ chức công tác kế toán vừa phải đảm bảo sự tương thích và thống nhất với các nguyên tắc và chuẩn mực được áp dụng và thừa nhận phổ biến trên thế giới, vừa phù hợp với đặc thù, trình độ quản lý ở Việt Nam.

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tăng cường sự kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan chức năng, vừa phải đảm bảo phát huy tính chủ động, tự chủ của các doanh nghiệp.

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo cho công ty mẹ thực hiện được quyền chủ sở hữu đối với các công ty con trên cơ sở mức độ góp vốn vào các công ty này. Nhưng đồng thời đảm bảo công ty mẹ không can thiệp quá sâu vào tổ chức công tác kế toán tại các công ty con. Đảm bảo mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con là mối quan hệ giữa các pháp nhân độc lập, bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật…

Có thể thấy những đặc điểm tổ chức quản lý của một số TĐKT Việt Nam như sau:

* Tại Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt: Mô hình tổ chức được

áp dụng tại Tập đoàn bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên (có các Uỷ ban chức năng giúp việc), Ban kiểm soát và hình thành các Khối chức năng. Mô hình tổ chức này được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển, chiến lược kinh doanh của Tập đoàn, các chuẩn mực quản trị doanh nghiệp của các TĐKT trong và ngoài nước, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt nam và các quy định tại Điều lệ Tập đoàn Bảo Việt. Mô hình tổ chức này xác định cơ cấu quản trị rõ ràng, áp dụng các chuẩn mực trong quản trị điều hành, xác định trách nhiệm và mối quan hệ của công ty mẹ và các công ty con, qua đó việc quản trị doanh nghiệp sẽ vừa chặt chẽ, vừa đảm bảo hiệu quả cho doanh nghiệp, nhưng không mang tính mệnh lệnh hành chính. Có thể minh hoạ mô hình tổ chức quản lý toàn bộ Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt theo

Theo mô hình này, Hội đồng thành viên là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh tập đoàn trừ những thẩm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng thành viên quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của tập đoàn.

Ban kiểm soát được bầu theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và có thẩm quyền thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát hoạt động của Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Ban kiểm soát hoạt động một cách độc lập với Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc.

Các Uỷ ban chức năng trực thuộc Hội đồng thành viên bao gồm Uỷ ban kiểm toán, Uỷ ban chiến lược và đầu tư, Uỷ ban thù lao và bổ nhiệm có chức năng tư vấn, giúp việc, tham mưu cho Hội đồng thành viên theo các nhiệm vụ được phân công phù hợp.

Trong cơ cấu tổ chức của công ty mẹ bao gồm các Khối chức năng khác nhau như: Khối quản lý hoạt động, Khối quản lý nguồn nhân lực, Khối công nghệ thông tin, Khối quản lý bất động sản, Khối quản lý tài chính, Khối xây dựng chiến lược, Khối quản lý rủi ro, Khối đầu tư. Việc hình thành các khối chức năng đã tạo ra những ưu việt rõ ràng trong khâu quản lý, điều hành tại tập đoàn.

* Tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Cơ cấu tổ chức quản lý tại Tập đoàn

Điện lực Việt Nam được minh hoạ theo Phụ lục 2.3.

* Tại Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát: Cơ cấu tổ chức quản lý bao

gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc và Ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty, đặc biệt thông qua các BCTC hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Còn Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông, đồng thời có trách nhiệm giám sát Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác. 70% thành viên của HĐQT do các cổ đông sáng lập đề cử theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông sáng lập. Hoạt động kinh doanh và các công việc của công ty phải chịu sự quản lý

hoặc chỉ đạo thực hiện của HĐQT. Công ty sẽ ban hành một hệ thống quản lý mà theo đó bộ máy quản lý sẽ chịu trách nhiệm và nằm dưới sự lãnh đạo của HĐQT. Công ty có một Tổng giám đốc điều hành và một số Phó tổng giám đốc điều hành do HĐQT bổ nhiệm.

Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát được minh hoạ theo Phụ lục 2.4.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 63 - 68)