Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 129 - 132)

- Về tổ chức lập, phân tích và công khai báo cáo kế toán

3.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Phải thống nhất quan điểm là cơ quan quản lý Nhà nước chỉ xây dựng và quản lý các tài khoản cấp 1 và một số tài khoản cấp 2 chủ yếu, còn các tập đoàn cũng như đơn vị thành viên tập đoàn thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau sẽ căn cứ vào đặc điểm cụ thể của mình để mở các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4,…phục vụ cho yêu cầu kế toán quản trị ở đơn vị. Do đó, đối với hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp do Nhà nước ban hành, cần hoàn thiện một số nội dung sau:

- Đổi tên TK 133 “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” thành “Thuế GTGT đầu vào” nhằm đảm bảo nội dung phản ánh phù hợp với tên gọi của nó. Vì theo quy định hiện hành đối với một số nghiệp vụ mua tài sản dùng chung cho hoạt động SXKD chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và không

chịu thuế GTGT thì các khoản thuế đầu vào không được khấu trừ cũng được phản ánh ở bên Nợ của tài khoản này. Do đó, các TK cấp 2 của TK này cũng được đổi tên như sau:

+ TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ” thành “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ”

+ TK 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ” thành “Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ”

- Vì theo quy định trên Bảng cân đối kế toán các chỉ tiêu liên quan đến dự phòng nợ phải thu được chi tiết thành ngắn hạn và dài hạn nên bổ sung TK 239 “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi”: TK này dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu dài hạn chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn. Kết cấu của TK này giống TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”.

Khi đó, TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” chỉ phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

- Để thuận tiện cho quá trình lập BCTC riêng cũng như thực hiện các bút toán điều chỉnh, loại trừ khi lập BCTCHN, cần bổ sung một số tài khoản kế toán chủ yếu như sau:

+ Bổ sung TK 231 “Phải thu dài hạn của khách hàng”: TK này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu dài hạn và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu dài hạn của đơn vị với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.

Khi đó, TK 131 “Phải thu của khách hàng” chỉ phản ánh các khoản nợ phải thu ngắn hạn và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu ngắn hạn của

đơn vị với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 231 tương tự TK 131.

+ Bổ sung TK 236 “Phải thu dài hạn nội bộ”: TK này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu dài hạn và tình hình thanh toán giữa công ty mẹ với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, giữa các đơn vị thành viên trực thuộc với nhau…về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ hoặc các khoản mà đơn vị có nghĩa vụ nộp lên công ty mẹ hoặc các khoản công ty mẹ phải cấp cho đơn vị.

Khi đó, TK 136 “Phải thu nội bộ” chỉ phản ánh các khoản nợ phải thu ngắn hạn nội bộ và tình hình thanh toán các khoản nợ này.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 236 tương tự TK 136.

+ TK 156 “Hàng hoá” cần mở thêm TK cấp 2 là TK 1563 “Hàng hoá có nguồn gốc tập đoàn”. TK này để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại hàng hoá đã mua của công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn.

+ Bổ sung TK 219 “TSCĐ có nguồn gốc tập đoàn”: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐ, bất động sản đầu tư đã mua của công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn. Khi đó các TK 211, 213, 217 sẽ dùng để phản ánh tình hình hiện có và tăng, giảm TSCĐ, bất động sản đầu tư hình thành từ các nguồn khác không phải của công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn.

Kết cấu và nội dung phản ánh giống với TK 211 “TSCĐ hữu hình”

+ TK 214 “Hao mòn TSCĐ” cần mở thêm TK cấp 2 là TK 2149 “Hao mòn TSCĐ có nguồn gốc tập đoàn”: TK này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và bất động sản đầu tư đã mua của công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn. Khi đó các TK cấp 2 còn lại của TK 214 sẽ dùng để phản ánh hao mòn luỹ kế và tình hình

tăng, giảm hao mòn của TSCĐ, bất động sản đầu tư hình thành từ các nguồn khác không phải của công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn.

+ TK 331 “Phải trả cho người bán” cần mở thêm các TK cấp 2 như sau:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 129 - 132)