Hệ thống pháp lý của Việt Nam về tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 73 - 76)

- Năng lực của lãnh đạo và các nhà quản lý còn thiếu nhiều cả về số

2.2.1. Hệ thống pháp lý của Việt Nam về tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế

TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON

2.2.1. Hệ thống pháp lý của Việt Nam về tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế các tập đoàn kinh tế

* Giai đoạn trước năm 2003:

Kể từ khi Nhà nước có quyết định thành lập các TCT Nhà nước năm 1994 theo hướng tập đoàn kinh doanh thì vấn đề tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT phải được đặt ra vì TĐKT cũng được coi là một đơn vị kế toán. Trong giai đoạn này, Pháp lệnh kế toán - Thống kê được ban hành theo Lệnh số 06-CT/HĐNN ngày 10/5/1988 là văn bản pháp lý cao nhất vẫn có hiệu lực thi hành, quy định những vấn đề cơ bản, điều chỉnh lĩnh vực kế toán thống kê và quản lý Nhà nước về kế toán trong các đơn vị kinh tế cơ sở.

Ở thời điểm bắt đầu thí điểm này, các TCT Nhà nước cũng phải vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo Quyết định số 212- TC/QĐ/CĐKT ngày 15/12/1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho các lĩnh vực và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cùng với hệ thống tài khoản kế toán thì chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo kế toán cũng được bổ sung, sửa đổi theo các Quyết định 19-TC/CĐKT và Quyết định 224-TC/CĐKT ngày 18/04/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hệ thống chế độ kế toán này đã phần nào đảm bảo sự thống nhất của các thông tin kế toán, đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn này.

Kể từ năm 1995 trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xu hướng hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế khu vực và thế giới thì hàng loạt chính sách kinh tế, tài chính cần phải được sửa đổi, bổ sung, trong đó kế toán cũng cần phải được đổi mới một cách toàn diện nhằm phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế. Vì vậy, vấn đề cải cách hệ thống kế toán được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Ban cải cách kế toán được thành lập với sự tham gia của các chuyên gia kế toán hàng đầu hoạt động trong các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, các trường đại học, viện nghiên cứu…Bước đầu, hệ thống kế toán Việt nam được ban hành theo Quyết định 1205/QĐ/CĐKT và được thử

nghiệm ở 642 doanh nghiệp thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Sau thời gian thử nghiệm, hệ thống kế toán này được ban cải cách kế toán nhà nước tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi những vấn đề bất cập và chính thức ban hành Hệ thống kế toán Việt Nam theo Quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để áp dụng trong toàn quốc từ ngày 01/01/1996. Hệ thống kế toán này bao gồm: chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chế độ báo cáo tài chính đã thể hiện tư tưởng cải cách kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới.

Trên cơ sở hệ thống kế toán doanh nghiệp áp dụng chung, các ngành, các lĩnh vực đặc thù cũng tiến hành xây dựng hệ thống kế toán áp dụng phù hợp với đặc thù của ngành như chế độ kế toán ngành Bảo hiểm, chế độ kế toán ngành Dầu khí, chế độ kế toán ngành Bưu chính Viễn thông, ngành Điện lực, Hải quan, Ngân hàng, Xây lắp, Than, Xi măng,…Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ áp dụng theo Quyết định số 1177-TC/QĐ/CĐKT ban hành ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần có niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn này thuộc quy mô nhỏ và vừa vẫn áp dụng Chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Đặc biệt, trong giai đoạn này, Bộ Tài chính đã có một số các quyết định liên quan đến việc ban hành và áp dụng chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt nam như:

- Quyết định 38/2000/QĐ-BTC ngày 14/03/2000 về việc ban hành và công bố áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

- Quyết định 489/QĐ-BTC ngày 10/05/2000 của Trưởng ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán về việc ban hành quy trình xây dựng, ban hành và công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

- Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 1

- Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 2 và các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán đã ban hành.

* Giai đoạn từ năm 2003 đến nay:

Trong giai đoạn này, nhằm thống nhất quản lý Nhà nước về kế toán, đảm bảo kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thì ngày 17/06/2003 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Kế toán (Luật số 03/2003/QH11). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004 thay thế cho Pháp lệnh kế toán và thống kê. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất ở nước ta từ trước đến nay, tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý mọi mặt về hoạt động kế toán trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Luật Kế toán gồm 7 chương với 64 điều:

Chương 1: Những quy định chung, gồm 16 điều quy định về phạm vi điều chỉnh của luật, đối tượng áp dụng, giải thích thuật ngữ, nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc, đối tượng của kế toán, các hành vi bị nghiêm cấm, trách nhiệm quản lý, sử dụng, cung cấp thông tin…

Chương 2: Nội dung công tác kế toán, gồm 31 điều, trong đó có các mục về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán và sổ kế toán, báo cáo tài chính, kiểm tra kế toán, kiểm kê tài sản, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, công việc kế toán trong các trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Chương 3: Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, gồm 7 điều quy định về tổ chức bộ máy kế toán, trách nhiệm của người đại diện cho đơn vị kế toán, tiêu chuẩn, trách nhiệm của người làm kế toán, những người không được làm kế toán, quy định về kế toán trưởng, trách nhiệm, quyền hạn của kế toán trưởng.

Chương 4: Hoạt động nghề nghiệp kế toán, gồm 4 điều quy định về hành nghề kế toán, thuê làm kế toán, thuê làm kế toán trưởng, quyền tham gia tổ chức nghề nghiệp kế toán.

Chương 5: Quản lý nhà nước về kế toán, gồm 2 điều quy định nội dung quản lý nàh nước về kế toán, cơ quan quản lý nhà nước về kế toán.

Chương 6: Khen thưởng và kỷ luật, gồm 2 điều quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với các tổ chức và cá nhân.

Chương 7: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều quy định hiệu lực thi hành luật là từ 01/01/2004 và quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật.

Cũng trong giai đoạn này đã tiếp tục ban hành các Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 3; Quyết định 12/2005/QĐ- BTC ngày 15/02/2005 về việc ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 4; Quyết định 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 về việc ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 5 cùng với các Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Xuất phát từ những hạn chế của văn bản pháp lý hiện hành về kế toán và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng hơn, đồng thời trên cơ sở các chuẩn mực kế toán, Luật Kế toán đã được ban hành và đi vào cuộc sống, ngày 20/03/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC để thay thế Quyết định 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006. Chế độ kế toán này đã có những đổi mới căn bản, phù hợp với các nguyên tắc chung, gồm việc xác định tên gọi của các loại tài khoản chính xác hơn, bổ sung thêm một số tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính mới phát sinh.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w