- Bút toán kết chuyển: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loạ
1.3.4. Bài học kinh nghiệm về tổ chức công tác kế toán cho các tập đoàn kinh tế Việt Nam
đoàn kinh tế Việt Nam
Qua nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế ở một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt nam như sau:
- Một là, bất kể loại hình doanh nghiệp nào thì kế toán cũng được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý kinh tế tài chính. Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nói chung, các tập đoàn kinh tế nói riêng đều bao gồm các công việc tổ chức KTTC và tổ chức KTQT.
- Hai là, tổ chức KTTC là tổ chức kế toán nhằm cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp một cách tổng quát nhất, phục vụ cho các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp trong quan hệ kinh tế cũng như phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan hữu quan đối với doanh nghiệp. Vì vậy, cần sử dụng các tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán tổng hợp. Để lập BCTCHN, kế toán của công ty mẹ phải chuẩn bị sổ Cái hợp nhất, các sổ chi tiết các tài khoản phục vụ cho quá trình hợp nhất BCTC. Các sổ kế toán chi tiết này chỉ mở đối với các tài khoản cần thiết cho quá trình hợp nhất. Các tài khoản không tham gia vào quá trình ghi bút toán hợp nhất thì không phải mở sổ riêng mà sử dụng ngay sổ kế toán phục vụ cho quá trình lập BCTC riêng. Riêng với BCLCTT hợp nhất không chỉ căn cứ vào BCLCTT riêng của công ty mẹ và công ty con mà còn căn cứ vào BCĐKT hợp nhất, BCKQHĐKD hợp nhất và các tài liệu khác để lập theo phương pháp phù hợp với từng chỉ tiêu.
- Ba là, tổ chức KTQT là tổ chức kế toán nhằm cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp một cách chi tiết nhất theo yêu cầu quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Do đó, tổ chức kế toán quản trị cần
sử dụng các tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán quản trị. Thông tin của kế toán quản trị phục vụ cho công tác quản lý nội bộ nên thường được giữ bí mật. Báo cáo của kế toán quản trị thường được sử dụng kết hợp với các báo cáo khác như báo cáo về thị trường, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất,... để có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố đang tác động đến hoạt động của từng đơn vị thành viên cũng như tập đoàn.
- Bốn là, tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn vừa phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc kế toán quốc gia, vừa phải đảm bảo kết hợp hài hoà với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể theo yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu quản trị của mỗi loại hình và mỗi đơn vị thành viên.
- Năm là, có những nội dung không thể tách biệt giữa KTTC và KTQT. Do đó, trong quá trình tổ chức công tác kế toán cũng cần chú ý đến đặc điểm này. Có thể không nhất thiết phải xây dựng riêng biệt hệ thống tài khoản kế toán tài chính và hệ thống tài khoản kế toán quản trị mà có thể kết hợp chúng ngay trên cùng một hệ thống tài khoản kế toán nhưng phải chi tiết theo từng cấp độ tài khoản.
- Sáu là, trên thế giới không có quy định chính thức về tổ chức bộ máy kế toán mà tuỳ vào quy mô của tập đoàn, yêu cầu về tổ chức thông tin tài chính theo lĩnh vực, bộ phận, khu vực địa lý mà tổ chức bộ máy kế toán một cách phù hợp nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng và thông tin cho công tác quản trị tập đoàn. Do đó, không nhất thiết phải tổ chức tách biệt thành bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kế toán quản trị mà có thể tổ chức theo mô hình hỗn hợp nhằm sử dụng nhân lực kế toán và tổ chức thông tin kế toán hiệu quả nhất. Việc lập BCTCHN rất phức tạp nên bộ phận kế toán phục vụ cho việc lập và trình bày BCTCHN trong nhiều tập đoàn còn lớn hơn bộ phận kế toán phục vụ cho công tác lập BCTC riêng của công ty mẹ.
- Bảy là, với các nước đề cao vai trò nhà quản lý doanh nghiệp, ít có sự can thiệp hoặc can thiệp gián tiếp bằng luật pháp của nhà nước vào chính sách kế toán thì kế toán quản trị có xu hướng được xây dựng thành một bộ phận như là công cụ riêng của nhà quản lý. Ngược lại, với những nước đề cao tính an
toàn, tính tập thể, có sự can thiệp trực tiếp bằng luật pháp vào chính sách kế toán thì kế toán quản trị có xu hướng được xây dựng thành một bộ phận của kế toán. Với các doanh nghiệp nói chung hay các tập đoàn kinh tế Việt nam nói riêng thì khi xác định ranh giới giữa KTTC và KTQT nên theo hướng xây dựng KTQT là công việc riêng của mỗi doanh nghiệp, được quyết định bởi chính doanh nghiệp và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập, có thể tham khảo các mô hình báo cáo, hệ thống chỉ tiêu của các tập đoàn kinh tế trên thế giới để áp dụng phù hợp với thực tế của mình.
- Tám là, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý số liệu. Hiện nhiều đơn vị vẫn chưa sử dụng một hệ thống phần mềm quản trị thống nhất, mà chỉ mới áp dụng phần mềm kế toán, nên việc lấy số liệu chỉ dừng ở việc tận dụng nguồn thông tin từ kế toán tài chính, trong khi chưa có sự liên kết giữa các bộ phận khác nhau, đây là một nguyên nhân khiến quá trình tổng hợp số liệu bị sai sót và không kịp thời. Việc lập BCTCHN là một công việc rất phức tạp, đòi hỏi mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Cho nên để thuận lợi cho quá trình hợp nhất BCTC, các tập đoàn thường kết nối mạng lẫn nhau để đối chiếu và soát xét thông tin tài chính kế toán. Qua hệ thống máy tính, kế toán công ty mẹ chắt lọc được tất cả các thông tin liên quan đến các giao dịch trong nội bộ toàn tập đoàn. Do đó, chỉ các công ty mẹ lớn hoặc nằm trong phạm vi bắt buộc lập BCTCHN mới thực hiện điều này.