Tổ chức lập, phân tích và công khai báo cáo kế toán 1 Phạm vi lập báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 92 - 94)

- Năng lực của lãnh đạo và các nhà quản lý còn thiếu nhiều cả về số

2.2.6. Tổ chức lập, phân tích và công khai báo cáo kế toán 1 Phạm vi lập báo cáo tài chính

2.2.6.1. Phạm vi lập báo cáo tài chính

* Đối với báo cáo tài chính riêng của các đơn vị thành viên tập đoàn:

Các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của các tập đoàn bao gồm công ty mẹ, các công ty con là công ty TNHH 1 thành viên (thường do tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ), các công ty con có cổ phần chi phối (trên 50%) của công ty mẹ, các đơn vị sự nghiệp và cả những công ty con cũng đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Theo Luật kế toán thì đơn vị kế toán gồm “Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt nam”. Như vậy các đơn vị thuộc tập đoàn đều là các đơn vị kế toán và

theo quy định mỗi một đơn vị kế toán đều phải lập BCTC vào cuối niên độ kế toán.

* Đối với báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn:

Vấn đề chủ yếu chính là việc thực hiện các quy định liên quan đến lập và trình bày BCTCHN. Khi xác định chính xác phạm vi những đơn vị để hợp nhất BCTC thì chất lượng thông tin trên BCTC sẽ phản ánh trung thực và khách quan hơn về tình hình tài chính và hoạt động của tập đoàn. Hầu hết các tập đoàn đều xác định phạm vi hợp nhất BCTC như sau:

- Trách nhiệm lập BCTCHN của các tập đoàn thuộc về công ty mẹ. Nhìn chung việc xác định phạm vi công ty mẹ phải lập BCTCHN ở các tập đoàn là phù hợp với quy định của chế độ kế toán.

- Cơ sở số liệu để lập BCTCHN là BCTC riêng của các công ty con thuộc phạm vi hợp nhất, BCTC của các công ty liên kết, liên doanh và các tài liệu khác có liên quan.

- Tiêu chuẩn xác định các công ty con thuộc phạm vi hợp nhất BCTC đó là tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty mẹ tại các công ty con trên 50% thường tương ứng với tỷ lệ vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ở các tập đoàn mà công ty mẹ nắm giữ dưới 50% quyền biểu quyết ở công ty con nhưng lại có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của hội đồng quản trị của công ty con và do đó có quyền chi phối chính sách tài chính và hoạt động của công ty con nên vẫn hợp nhất BCTC của công ty này vào BCTCHN của tập đoàn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Tổng công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí), Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Bangkok). Hiện nay, hầu hết các tập đoàn không có công ty con nào bị loại trừ khỏi phạm vi hợp nhất BCTC do công ty con được nắm giữ không phải để bán lại trong tương lai gần (12 tháng) hoặc hoạt động không bị hạn chế trong thời gian dài. Nhưng cũng có tập đoàn mà tỷ lệ vốn góp ở đơn vị thành viên trên 50% nhưng đơn vị nhận góp vốn này vẫn không thuộc phạm vi hợp nhất vì tập đoàn không có dự định nắm giữ quyền kiểm soát trong dài hạn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam (Công ty cổ phần phát triển nguồn lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam), Công ty

cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Công ty CP Cao su Hoàng Anh Quang Minh). Tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh thì Công ty TNHH Đầu tư kinh doanh vận tải, du lịch và nhà hàng Mai Linh (Mỹ) đến thời điểm lập BCTCHN chưa nộp BCTC nên cũng không thuộc phạm vi hợp nhất BCTC năm 2010 của Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh…

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w