- Bút toán kết chuyển: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loạ
2.1.1. Những quy định pháp lý cơ bản về các tập đoàn kinh tế Việt Nam
Ở CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH ĐỘNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
2.1.1. Những quy định pháp lý cơ bản về các tập đoàn kinh tế Việt Nam Nam
Có thể thấy rằng các tập đoàn kinh tế Việt Nam hiện nay được hình thành và phát triển từ các Tổng công ty Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Việc hình thành và phát triển các TĐKT là tất yếu đối với những nước có nền kinh tế phát triển và những doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế mạnh, hoạt động trong nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Thế nhưng cơ sở khách quan và cơ sở pháp lý cho việc hình thành của TĐKT Nhà nước và TĐKT tư nhân ở Việt Nam vẫn mang những đặc thù nhất định.
Cơ sở pháp lý chung hiện hành cho việc hình thành các TĐKT Nhà nước là Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý Tập đoàn kinh tế Nhà nước. Thế nhưng, quá trình thành lập các TĐKT này được bắt đầu từ năm 1994 khi Nhà nước ban hành nhiều văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời và hoạt động của các TCT Nhà nước như:
- Quyết định 90/TTg, Quyết định 91/TTg năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh.
- Chỉ thị 272/TTg, Chỉ thị 500/TTg, Nghị định 39/CP năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về khẩn trương hoàn thành việc tổ chức, sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty, xây dựng phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước trong từng ngành, từng địa phương; điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Nhà nước.
- Chỉ thị 573/TTg năm 1996, Chỉ thị 20/1998/CT-TTg năm 1998, Chỉ thi 15/1999/CT-TTg năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện cho các TCT do Thủ tướng quyết định thành lập sớm đi vào hoạt động; đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước, củng cố và hoàn thiện các TCT, hoàn thiện tổ chức hoạt động của TCT Nhà nước.
- Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý TCT Nhà nước và chuyển đổi TCT Nhà nước, công ty Nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty con…
Trong giai đoạn đầu của quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, cả nước đã có 17 Tổng công ty 91 và 74 Tổng công ty 90. Trong đó các Tổng công ty 91 có vai trò đặc biệt trong quản lý vĩ mô của Nhà nước. Trong số các TCT Nhà nước đủ điều kiện trong thời gian này, chính phủ đã có quyết định thành lập thí điểm việc chuyển một số TCT Nhà nước sang hoạt động theo mô hình TĐKT như Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Dầu khí, Tổng công ty Điện lực…
Kể từ năm 2005, Chính phủ đã ban hành một số quyết định để thí điểm thành lập các TĐKT Nhà nước như: Quyết định 310/2005/QĐ-TTg ngày 28/11/2005 về việc phê duyệt đề án cổ phần hoá Tổng công ty Bảo hiểm Việt nam và thí điểm thành lập Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt; Quyết định 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/08/2006 về việc phê duyệt đề án thí điểm thành lập Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam (PVN); Quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/03/2005 về việc phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT); Quyết định 345/2005/QĐ- TTg ngày 26/12/2005 về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam (TKV)…Đến nay, đã có tổng số 12 TĐKT Nhà nước được thí điểm thành lập và đang trong quá trình phát triển. Những TĐKT này thành lập chủ yếu trên cơ sở sát nhập mang tính mệnh lệnh hành chính. Nhà nước thành lập một công ty mẹ (do sát nhập một số doanh nghiệp nhà nước) và sắp xếp để công ty mẹ có thể chi phối hoặc liên kết với các công ty khác để hình thành nên tổ hợp công ty mẹ - con.
Có thể thấy một số điểm tương đồng giữa TĐKT Nhà nước và TCT Nhà nước như cơ cấu tổ chức và quản lý đều có HĐQT (HĐTV), Ban Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát. Đối với tổng công ty có quyền điều động vốn và tài sản giữa các doanh nghiệp thành viên để tập trung cho một thành viên nào đó hoặc cho tổng công ty để thực hiện nhiệm vụ chung của TCT, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của tổng công ty. Đối với TĐKT có quyền điều hoà vốn và tài sản giữa các công ty con để thực hiện theo chiến lược kinh doanh của công ty mẹ thông qua việc đầu tư vốn hay rút vốn từ công ty con thừa vốn sang công ty con thiếu vốn.
Tuy nhiên, về cơ bản vẫn là những điểm mới so với mô hình TCT Nhà nước trước đây. Về sở hữu, tập đoàn là tổ hợp kinh tế cấu thành từ các công ty thành viên hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân. Nhiều công ty thành viên là công ty cổ phần được hình thành từ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tức là công ty đa sở hữu trong đó cổ đông Nhà nước giữ địa vị chi phối. Nếu theo quy định hiện hành, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn và các doanh nghiệp nhà nước nắm cổ phần hoặc phần vốn chi phối, thì về cơ bản các TĐKT được hình thành ở Việt Nam vẫn là TĐKT Nhà nước, sự chi phối của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh của tập đoàn vẫn rất lớn, cơ chế “chủ quản” vẫn tồn tại một cách dai dẳng ở một số tập đoàn dẫu rằng yêu cầu xoá bỏ cơ chế này đã được đặt ra từ lâu. Cơ chế liên kết giữa các thành viên trong TĐKT cũng có những thay đổi so với mô hình tổng công ty trước đây. Đó là cơ chế liên kết theo kiểu hành chính và cấp vốn chuyển sang cơ chế công ty mẹ đầu tư vốn cho công ty con, hoặc công ty tài chính của TĐKT đầu tư vốn vào các công ty thành viên, các công ty nhận vốn có trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn đó. Tuy vẫn được coi là TĐKT Nhà nước, nhưng do cơ cấu sở hữu đã có những thay đổi nhất định nên cơ chế điều hành của TĐKT đã có sự phân biệt theo cơ cấu sở hữu của các công ty thành viên: công ty 100% vốn nhà nước, công ty cổ phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối, công ty cổ phần Nhà nước không giữ cổ phần chi phối và các công ty liên kết khác.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các TĐKT Nhà nước nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế thì đã có những nhóm doanh nghiệp mạnh, có mối liên kết và hoạt động dưới một sự điều hành chung, một thương hiệu chung như: Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát, Công ty cổ phần Đồng Tâm, Công ty CP ô tô Trường Hải – Thaco Group, Công ty TNHH tập đoàn Nam Cường, Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh…Có thể xem đây là sự phôi thai của việc hình thành những mô hình TĐKT tư nhân tại Việt Nam. Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông. Có thể thấy một số đặc trưng cơ bản của các TĐKT tư nhân này như sau:
- Hầu hết được hình thành trong khoảng 10 năm trở lại đây
- Hầu hết các mô hình tập đoàn này đều có xuất phát điểm là mô hình công ty gia đình hoặc nhóm nhà đầu tư thân cận
- Hầu hết đều có xu hướng muốn mở rộng mô hình, ngành nghề, tăng cường liên kết, sáp nhập cũng như đẩy nhanh cổ phần hoá, đẩy mạnh chuyên nghiệp hoá…
- Có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, và đang có xu hướng mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh thông qua phát huy nội lực cũng như mua bán, sáp nhập hay liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau.
Tuy nhiên, mô hình TĐKT tư nhân tại Việt Nam hiện gặp không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất với các TĐKT tư nhân non trẻ là chưa được pháp luật thừa nhận một cách đầy đủ. Các tập đoàn vẫn phải mang một cái tên không “chính danh” như “công ty cổ phần tập đoàn” hoặc “công ty trách nhiệm hữu hạn tập đoàn”. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có kế hoạch nghiên cứu và ban hành quy định liên quan đến đề xuất xây dựng mô hình TĐKT tư nhân.
Quá trình khảo sát, thu thập tài liệu thực tế về tổ chức công tác kế toán ở các TĐKT Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo danh mục các TĐKT ở Phụ lục 2.1.