Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 117 - 120)

- Về tổ chức lập, phân tích và công khai báo cáo kế toán

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Những tồn tại, hạn chế trên đây bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Có thể đánh giá theo các nguyên nhân chủ yếu sau:

* Về phía các cơ quan chức năng của Nhà nước và các đối tượng khác:

- Việc ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ, chuẩn mực…cho các tập đoàn còn chậm, thiếu đồng bộ và chưa thực sự phù hợp đồng thời sự hỗ trợ của các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở nghiên cứu và các cơ sở đào tạo đối với các tập đoàn trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán của mình còn nhiều hạn chế.

Những năm qua ở nước ta, các chính sách kinh tế tài chính vĩ mô chưa ổn định. Theo đó, những thay đổi trong kế toán cũng thường xuyên diễn ra nhằm phù hợp với quá trình phát triển và theo yêu cầu quản lý trong từng thời gian nhất định. Song, việc hướng dẫn cụ thể các văn bản pháp lý về kế toán của các cơ quan chức năng của Nhà nước và Hội nghề nghiệp cho các tập đoàn tuy đã có nhưng chưa kịp thời và thường xuyên. Bên cạnh đó, nhận thức về tầm quan trọng của báo cáo tài chính hợp nhất còn nhiều hạn chế nên việc hướng

dẫn thực hiện và tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với các tập đoàn của các cơ quan chức năng còn nhiều bất cập, chưa gây được áp lực cần thiết để các tập đoàn thực hiện tốt quá trình này.

- Nhu cầu về BCTCHN của các tập đoàn có chất lượng cao còn thấp, năng lực khai thác và sử dụng các thông tin này chưa cao. Đây là nguyên nhân tương đối quan trọng, nó tạo ra yêu cầu và đòi hỏi để tự thân các tập đoàn phải hoàn thiện quá trình tổ chức công tác kế toán của mình

- Nhà nước chưa đưa ra tên gọi nhất quán cũng như tiêu chí hợp lý về quy mô của các tập đoàn kinh tế cũng là nguyên nhân gây ra những vướng mắc trong tổ chức công tác kế toán tại các tập đoàn. Đối với các TĐKT Nhà nước thì đôi khi vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm TĐKT và khái niệm công ty mẹ bởi sự ảnh hưởng quá lớn của công ty mẹ (đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước) ở các tập đoàn này. Còn ở các TĐKT tư nhân thì đã xuất hiện những tập đoàn có sự mở rộng và phát triển nhanh chóng về quy mô nhưng phần lớn còn quy mô nhỏ, chưa tương xứng với tên gọi tập đoàn. Vì vậy, nếu không có sự vận dụng linh hoạt thì việc tổ chức công tác kế toán trong những “tập đoàn” này sẽ gặp khó khăn đáng kể.

* Về phía các tập đoàn kinh tế Việt Nam:

- Các tập đoàn chưa nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán khoa học, hợp lý đối với quá trình quản lý, do vậy chưa đầu tư một cách đúng mức về thời gian, nhân lực và chi phí để thực hiện quá trình này. Về mặt kinh nghiệm thực tế, do đang trong quá trình thí điểm hoạt động theo mô hình tập đoàn nên nhận thức của tập đoàn về kế toán và tổ chức công tác kế toán để cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý còn hạn chế, chưa ý thức được việc cần thiết phải tổ chức bộ máy kế toán phục vụ cho việc lập BCTCHN hoặc chưa đủ căn cứ, kinh nghiệm và nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện điều này.

- Năng lực, trình độ chuyên môn của bộ máy kế toán trong các tập đoàn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Trong các TĐKT Nhà nước, phương thức quản lý của công ty mẹ đối với các đơn vị thành viên tập đoàn còn mang nặng tính hình thức,

mệnh lệnh nên chưa tạo ra được môi trường để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong các đơn vị thành viên. Thêm vào đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ quản lý và trình độ nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi những điều kiện về kinh phí, ít thông tin, sự không ổn định của đội ngũ người làm kế toán. Trong nhận thức, tư duy của các nhà quản lý thì KTQT chưa được coi là công cụ quản lý đắc lực nên chưa tổ chức vận dụng và thực hiện KTQT một cách triệt để. Đây là hạn chế ở tầm nhận thức và tổ chức thực hiện của các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung và tập đoàn kinh tế nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế là một vấn đề phức tạp. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đang trở thành xu thế tất yếu, các tập đoàn kinh tế Việt nam đang mới đang trong quá trình thí điểm hình thành và phát triển, hàng loạt các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế cũng như về kế toán đã và đang có nhiều thay đổi. Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế trong điều kiện đó gặp không ít khó khăn. Song qua đó cho thấy những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó đối với các tập đoàn kinh tế thuộc các loại hình kinh doanh và hình thức sở hữu khác nhau. Từ đó, công tác quản lý thông qua kế toán - một công cụ đắc lực phục vụ cho các chủ doanh nghiệp cần được thống nhất, đổi mới phù hợp với thực tế của quá trình phát triển kinh tế đất nước nói chung và quá trình phát triển mô hình tập đoàn kinh tế ở nước ta nói riêng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w