Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn ở Cộng hoà Pháp

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 51 - 54)

- Bút toán kết chuyển: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loạ

1.3.2. Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn ở Cộng hoà Pháp

Kế toán ở cộng hoà Pháp được chia thành 2 loại là kế toán tổng quát (kế toán tài chính) và kế toán phân tích (kế toán quản trị). Kế toán phân tích trong các tập đoàn ở Pháp có đặc trưng gắn kết chặt chẽ với kế toán tổng quát, đề cao thông tin kiểm soát nội bộ và có sự ảnh hưởng đáng kể của Nhà nước.

Kế toán tổng quát là loại kế toán bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ tình hình hiện có và sự vận động của tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình mua, bán, công nợ, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh dưới dạng tổng quát. Số liệu của kế toán tổng quát phục vụ cho việc lập BCTC, cung cấp tình hình tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp trong quan hệ kinh doanh và kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Còn kế toán phân tích là loại kế toán mà các doanh nghiệp sử dụng để thu nhận, phân tích các thông tin phục vụ cho nhà quản lý có căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu nhất. Mục tiêu của kế toán phân tích là cung cấp thông tin về chi phí của từng trung tâm, giá thành của từng loại sản phẩm, dịch vụ, tinhs toán, kiểm soát được việc thực hiện và giải thích được các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán.

Hệ thống tài khoản kế toán tổng quát được xây dựng thống nhất áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp. Hệ thống tài khoản này được chia thành 9 loại, trong đó tài khoản loại 1 đến loại 8 được sử dụng cho kế toán tổng quát (trong đó nhóm các tài khoản từ loại 1 đến loại 5 thuộc bảng tổng kết tài sản, nhóm các tài khoản loại 6, 7 là tài khoản quản lý và tài khoản loại 8 là tài khoản đặc biệt), còn tài khoản loại 9 dùng cho kế toán phân tích nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa kế toán tổng quát và kế toán phân tích, tức là phản ánh các giá trị liên hệ từ kế toán tổng quát mang sang kế toán phân tích. Các doanh nghiệp khác nhau trên cơ sở hệ thống tài khoản kế toán này để lựa chọn các tài khoản kế toán thích hợp cho doanh nghiệp mình. Hệ thống tài khoản kế toán phân tích được xây dựng riêng một cách chi tiết, gồm các tài khoản kế toán tham chiếu phản ánh chi tiết tình hình mua bán tài sản, hàng hoá, công nợ và kết quả kinh doanh theo từng hoạt động trong đơn vị.

Hệ thống sổ kế toán áp dụng cho kế toán tổng quát là các loại sổ mang tính pháp định mà Luật Thương mại quy định như sổ nhật ký, sổ cái và các sổ kế toán tổng hợp khác.

BCTC của doanh nghiệp thường được lập vào cuối các quý và cuối niên độ kế toán bao gồm 2 báo cáo chủ yếu là:

Bảng tổng kết tài sản: phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp (bất

động sản và tài sản lưu động) và nguồn tài trợ (có thể hiểu là nguồn vốn) trong đó gồm vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.

Báo cáo kết quả kinh doanh: phản ánh tình hình thu nhập, chi phí, lãi, lỗ

của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đặc biệt của doanh nghiệp.

Việc tập hợp và phân bổ chi phí được thực hiện tại các trung tâm phân tích như trung tâm hành chính quản trị, trung tâm tiếp liệu, trung tâm chế tạo sản xuất, trung tâm thương mại, trung tâm quản trị nhân sự…Các trung tâm này được chia thành các trung tâm chính và các trung tâm phụ. Do đó, hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp gồm các thông tin về chi phí, giá thành, doanh thu và kết quả của từng loại sản phẩm, từng loại dịch vụ, ngành hàng hoặc của từng trung tâm chi phí để từ đó có thể kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch và ra các quyết định cần thiết cho quản lý.

Riêng đối với các nội dung của kế toán phân tích, được hình thành với mục đích ban đầu chủ yếu là cung cấp thông tin để các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước giám sát chi phí hoạt động doanh nghiệp nên gần như là sự chi tiết thêm thông tin kế toán tổng quát. Kế tiếp, với nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản lý, kế toán phân tích ở Pháp có đặc điểm nổi bật là được xây dựng gắn kết với kế toán tổng quát, quan hệ mật thiết với chính sách kế toán chung, chịu ảnh hưởng sự can thiệp trực tiếp bằng luật pháp của nhà nước và vẫn đề cao thông tin định lượng, nhưng khuynh hướng trọng tâm là thông tin kiểm soát nội bộ như: đưa ra bằng chứng giúp nhà quản lý tìm được phương thức tốt nhất khai thác tiềm năng kinh tế phát triển doanh nghiệp trong tương lai, nhận định tình hình tiến hành ở các trung tâm trách nhiệm quản lý để dự báo, điều chỉnh hoạt động phù hợp với kế hoạch, giám sát tình hình hiện tại và tương lai của những nhà quản lý ở từng bộ phận nhằm đảm bảo chiến lược, kế hoạch, và khai thác tốt nhất năng lực các nhà quản lý, tiềm năng từng bộ phận trong cấu trúc tổ chức hoạt động SXKD. Với quan điểm là công cụ cung cấp thông tin kiểm soát, kế toán phân tích ở Pháp luôn được tổ chức thành một bộ phận thuộc kế toán, do kế toán đảm trách.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w