Đặc điểm hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 68 - 71)

- Bút toán kết chuyển: Sau khi thực hiện các bút toán điều chỉnh và loạ

2.1.3. Đặc điểm hoạt động của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam

Sau một số năm thí điểm mô hình TĐKT Nhà nước cũng như hoạt động của các TĐKT tư nhân, bước đầu có thể rút ra những kết quả cơ bản như sau:

- Tập trung nguồn lực để hình thành được những tổ hợp doanh nghiệp có quy mô lớn trong một số ngành, lĩnh vực then chốt cần phát triển, góp phần dẫn dắt, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ, năng suất lao động và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế góp phần để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế - xã hội. Đặc biệt, các TĐKT Nhà nước là những nhóm doanh nghiệp có vị trí chi phối thị trường trong lĩnh vực hoặc ngành nghề hoạt động của mình như dầu khí, khoáng sản, năng lượng điện,...Chẳng hạn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu như phân đạm, khí hoá lỏng, điện. Với nguồn thu chiếm 25% đến 30% ngân sách, việc chi phối ngành dầu khí đã góp phần quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam cung cấp trên 97% tổng lượng than tiêu thụ trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cung cấp cho nền kinh tế 94% sản lượng với hệ thống phân phối tới 100% các huyện trên toàn quốc, thực hiện bù lỗ cho điện nông thôn mỗi năm trên 5.000 tỷ đồng... Cùng với sự phát triển của các TĐKT Nhà nước, nhiều TĐKT tư nhân đã được hình thành và phát triển, trở thành đầu tàu kinh tế trong một số lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: Công ty cổ phần FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hoà Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Trung Nguyên...

- Về quy mô, các TĐKT đều là những doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay, điều đó đã tạo nên những lợi

thế quy mô trong lĩnh vực hoạt động của mình, cả về quy mô vốn, tài sản, lao động, số lượng doanh nghiệp thành viên....Khả năng tích tụ vốn của các TĐKT cũng ngày càng tăng. Theo báo cáo, tổng doanh thu của các tập đoàn, TCT Nhà nước trong năm 2009 đạt 1.146.469 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2008. Nhìn vào Danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500) năm 2009, có thể thấy 100% số các TĐKT Nhà nước cùng với 60% số các tổng công ty hiện tại đã góp mặt, với tỷ trọng về doanh thu chiếm tới 41,85% trong toàn bảng so với 15,31% trong năm 2006. Về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, trong năm 2009 các tập đoàn, TCT Nhà nước đã thu về khoảng 80.799 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2008. Trong khi đó, tăng trưởng vốn nhà nước đạt khá. Tổng vốn nhà nước tại các tập đoàn, TCT năm 2009 ước đạt 492.579 tỷ đồng. Riêng 19 tập đoàn, TCT 91 là 362.127 tỷ đồng, tăng 37,4% so với kế hoạch và tăng 8,5% so với năm 2008. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn tới tổ chức công tác kế toán bởi nó chi phối tới công tác kế toán, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của kế toán để có thể tổ chức phản ánh và ghi chép các hoạt động kinh tế tài chính phong phú và phức tạp diễn ra trong các TĐKT này.

- Về lĩnh vực hoạt động, hầu hết các TĐKT đều kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực với các mức độ khác nhau. Riêng TĐKT Nhà nước, sự mở rộng kinh doanh trên cơ sở tận dụng phương tiện, tài sản và nhân lực sẵn có từ ngành kinh doanh chính. Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước năm 2008 và gần đây công bố, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông ngoài các sản phẩm, dịch vụ liên quan tới viễn thông và công nghệ thông tin, còn mở rộng sang lĩnh vực gồm dịch vụ quảng cáo, kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2008 ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực, còn đầu tư 3.590 tỷ đồng (chiếm 4,82% vốn chủ sở hữu) sang lĩnh vực bất động sản, tài chính – ngân hàng. Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng không chịu bó khuôn trong lĩnh vực cao su mà còn nhảy sang ngành cơ khí, quản lý khai thác cảng biển, vận tải, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch nội địa, quốc tế. Tập đoàn Dầu khí đầu tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty chứng khoán 76,5 tỷ đồng, công ty tài chính

4.005 tỷ đồng, công ty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29,4 tỷ đồng...Phạm vi hoạt động rộng không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Đặc điểm này nói lên tính đa dạng trong lĩnh vực kinh doanh của các TĐKT, từ đó dẫn đến sự đa dạng và phức tạp của tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp.

- Mở rộng đầu tư phát triển với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế khác thông qua việc cổ phần hoá đa số các doanh nghiệp thành viên và tập đoàn tham gia đầu tư góp vốn với các thành phần kinh tế khác hình thành thêm nhiều công ty thành viên mới để thông qua đó phát triển kinh doanh đa ngành, đồng thời thu hút thêm vốn, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực khác của các thành phần kinh tế để đầu tư, phát triển và đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với cơ chế thị trường. Năm 2009, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở 484 doanh nghiệp thành viên, nắm trên 50% vốn điều lệ ở 832 doanh nghiệp thành viên, sở hữu dưới 50% vốn điều lệ ở 1.427 doanh nghiệp. Đến thời điểm đó, có 171 doanh nghiệp tự nguyện tham gia công ty liên kết của các tập đoàn, tổng công ty. Đặc điểm này cho thấy các đơn vị thành viên tập đoàn có thể áp dụng các chế độ kế toán khác nhau quy định phù hợp với thành phần kinh tế, hình thức sở hữu và lĩnh vực hoạt động SXKD của các đơn vị này.

- Chế độ tài chính, kế toán và báo cáo tài chính hợp nhất đối với TĐKT giúp cho việc kiểm soát và đánh giá đúng kết quả hoạt động của tập đoàn kinh tế. Việc lập BCTCHN trên cơ sở tổng hợp tài sản, vốn, kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty mẹ và công ty con có loại trừ các yếu tố trùng lặp trong cả tập đoàn kinh tế đã bước đầu giúp kiểm soát được quyền chi phối của công ty mẹ đối với các công ty con, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và mỗi đơn vị thành viên trong TĐKT, năng lực kinh doanh của cả TĐKT. Các công ty con, công ty liên kết thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính, kế toán phù hợp với loại hình của doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên, qua thực tế tổ chức, hoạt động, các TĐKT cũng bộc lộ một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện mô hình:

- Hiện nay phần lớn các quy định về tổ chức và hoạt động đối với các TĐKT về cơ bản đều dựa trên những quy định hiện hành. Vì vậy, tổ chức và

hoạt động của các TĐKT chưa có sự đổi mới nhiều so với mô hình TCT Nhà nước, chưa tạo ra sự đột phá cho mô hình TĐKT. Một số tập đoàn là biến thể của mô hình TCT cũ, chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là trở thành TĐKT mạnh.

- Tình trạng vốn của các tập đoàn, đặc biệt là các TĐKT Nhà nước còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào vốn ngân sách, còn yếu kém trong khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội do cơ cấu đơn sở hữu là chủ yếu. Khả năng liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau còn yếu kém, do đó chưa tạo ra sức mạnh tập trung, việc cạnh tranh lẫn nhau vẫn còn tồn tại. Trong một số tập đoàn kinh tế, đã có những công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ. Tuy pháp luật hiện hành không cấm nhưng đã làm cho quan hệ đầu tư trong nội bộ tập đoàn trở nên phức tạp, chồng chéo, rất khó kiểm soát.

- Việc quy định tỷ trọng đầu tư ra ngoài ngành kinh doanh chính mới được ban hành nên trước đây một số TĐKT còn đầu tư vào ngành nghề khác biệt nhiều so với ngành nghề kinh doanh chính trong khi năng lực, kinh nghiệm quản lý cũng như khả năng tài chính của tập đoàn chưa theo kịp đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong những lĩnh vực mới.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán ở các tập đoàn kinh tế việt nam theo mô hình công ty mẹ công ty con (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w