Đặc trưng nhịp điệu theo các kiểu câu

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 132 - 136)

- Lao động để tạo ra các giá trị cho sự thỏa mãn Thông qua lao động sản xuất, bằng lao động của mình, con người sẽ nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận về quá trình sản xuất

3. Đặc trưng nhịp điệu theo các kiểu câu

Khi lựa chọn khảo sát nhịp điệu theo kiểu câu chúng tôi khảo sát dựa trên hai phương diện: độ dài ngắn của câu và các kiểu câu

3.1. Đặc trưng nhịp điệu trong câu dài

Theo GS. Hoàng Trọng Phiến cơ sở để phân biệt câu ngắn, câu dài là căn cứ vào số lượng âm tiết sử dụng trong câu. Theo đó, những câu có số lượng từ 15 âm tiết trở lên được gọi là câu dài (trường cú) và những câu có số lượng âm tiết nhỏ hơn 15 được gọi là câu ngắn.

Qua sự khảo sát của chúng tôi về một số trích đoạn trong một số tuỳ bút trước và sau cách mạng (câu dài từ 50 âm tiết trở lên chiếm tỷ lệ khoảng 11,8%)

Bước đầu trong khi có gắng ghi nhận theo hướng trên chúng tôi rút ra được một số lưu ý sau:

3.1.1. Trước hết, có thể thấy rằng: Nguyễn Tuân đã dùng nhiều phương thức biểu lộ sắc thái xúc cảm trong khi miêu tả và thường ông biến những câu văn miêu tả biểu lộ sắc thái xúc cảm trong khi miêu tả và thường ông biến những câu văn miêu tả thành những câu tình thái trong văn tuỳ bút.

Có thể chứng minh phần nào đặc điểm trên qua câu văn sau đây: “Và trong đêm tiệc, máu đồng trinh cứ rỏ theo từng bước đi của đôi chân khiêu vũ, cô gái xoè cứ dẫm lên váy của mình mà múa, rồi máu tươi ấy đã khô dần thành một đống trên cuộc đời đã biến thành một cái đêm, lớp máu đem sau đóng vẩy lớp máu đêm đầu, và cứ thế và cứ thế”

(Xoè)

3.1.2. Câu dài trong văn tuỳ bút của Nguyễn Tuân thường được mở đầu bởi nhịp ngắn, về cuối câu nhịp có xu thế dài hơn, ít bị ngắt hơn. nhịp ngắn, về cuối câu nhịp có xu thế dài hơn, ít bị ngắt hơn.

Ví dụ:

Ngồi trong lòng đuôi én ngược thác sông Đà/, tôi nhìn lên nhiều đám cháy trên đỉnh đầu/, tàn cháy nương mùa xuân bay đầy trời /như những đàn bướm đen nhúng cánh vào mặt ghềnh trắng bọt.//

3.1.3. Trong những câu dài của Nguyễn Tuân, thường có những câu tốc tả mang tính kí sự, phóng sự điều tra, nó làm cho mạch văn trở nên sinh động, luôn tạo ra tính kí sự, phóng sự điều tra, nó làm cho mạch văn trở nên sinh động, luôn tạo ra những nhịp điệu mới.

Ví dụ: đây là quang cảnh trên mặt đường với không khí tấp nập lao động của một công trường công nhân: “anh em đi mở đường nhộn nhịp, người cuốc, người xúc, người đẩy, người đào, người xe, người đánh gốc rừng người cạp trên bờ vực, cả bằng tay chân mình, cả bằng máy móc ngoạm núi dũi đồi, tất cả hăm hở cúi xuống một phàn đường ngổn ngang” ( Sông Đà, tr 44)

3.2. Nhịp điệu trong các kiểu câu

Qua quá trình khảo sát kí Nguyễn Tuân chúng tôi nhận ra rằng trong tuỳ bút Nguyễn Tuân cũng sử dụng tất cả các kiểu câu tuy nhiên nhịp điệu văn xuôi thể hiện độc đáo nhất trong kiểu câu câu trần thuật các kiểu câu còn lại có nhịp điệu đa dạng, không thể khái quát thành đặc trưng chung.

3.2.1. Khái niệm: Câu trần thuật là câu nhằm mục đích kể cho người ta biết về sự vận động, tình trạng, chủng loại,… của một đối tượng nhất định. vận động, tình trạng, chủng loại,… của một đối tượng nhất định.

3.2.2 Nhịp điệu trong câu trần thuật

Ta có thể nhận thấy nét chung trong việc sử dụng nhịp điệu trong câu trần thuật là việc sử dụng nhịp dài.

Có khi Nguyễn Tuân rất đằm thắm, dịu dàng trong những câu văn dài êm ả. Cảm hứng dạt dào đôi khi làm nhà tuỳ bút cũng thành thi sĩ: “ conb hươub thơb ngộb ngẩngt đầub nhungb khỏit ángt cỏt sươngb, chămb chămb nhìnb tôib lừb lừb trôib trênb mộtt mũit đòb.” Câu văn 22 âm tiết có tới 17 âm tiết là thanh bằng tạo ra cho người đọc một không khí tĩnh lặng yên ả đến thanh bình. Có thể gọi đó là những dòng thơ – văn xuôi của nhà tuỳ bút.

C. KẾT LUẬN

Nguyễn Tuân trong cách hành văn của mình, do xúc cảm chủ quan được bộc lộ mạnh trong tiềm năng phóng khoáng của thể loại bút kí, thường mở rộng các đoản ngữ, đưa vào những câu miêu tả những từ ngữ tình thái, đồng thời ông cũng mở đầu cho một khuynh hướng chuyển nhịp điệu văn nói vào trong văn viết khá nhuần nhuyễn trong thế giới văn xuôi.

Phong cách của Nguyễn Tuân thể hiện rõ qua lối văn tuỳ bút với những câu văn dài hơi, với nhịp điệu cân đối.

Từ những kết quả có được, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp một số giá trị thực tiễn nhất định. Đó là giúp cho nhà văn, những người cầm bút và sáng tạo văn xuôi nghệ thuật ý thức được rằng: có tồn tại nhịp điệu văn xuôi, và người viết hoàn toàn có thể điều khiển được bình diện ngữ âm đó để tạo nên được sự cân đối hay phá cách cho tác phẩm tự sự của mình.

TÍN NGƯỠNG ĐỨC THÁNH TRẦN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VÀ DU LỊCH VĂN HÓA - TÂM LINH VÀ DU LỊCH VĂN HÓA - TÂM LINH

Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Bích Thuỷ

Lớp: K50 Du lịch học

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Phạm Hùng

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một danh tướng thời Trần đã hai thống lĩnh quân đội đánh tan quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII. Ông được xếp vào hàng danh nhân quân sự thế giới. Cuộc đời ông là một bản hùng ca bất tử về lòng trung quân ái quốc, có gắn bó sâu sắc với triều Trần – một triều đại hưng thịnh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi ông mất triều đình phong kiến đã phong Thần cho vị danh tướng này. Nhân dân lập sinh từ cho ông và sau khi Ngài mất đi nơi đây trở thành nơi thờ tự. Cho đến nay, bao thế kỷ đã trôi qua, Hưng Đạo Vương đã trở thành vị Thánh trong lòng dân và vẫn được nhân dân thờ tự trên mọi miền đất nước; cả trong Nam ngoài Bắc chúng ta đều có thể gặp những đền thờ Đức Thánh Trần hay tượng đài Hưng Đạo Đại Vương. Tương truyền, những ngôi ấy rất linh thiêng. Và ngày nay, khi du lịch phát triển thì những ngôi đền ấy được biết đến nhiều hơn, chúng trở thành những địa chỉ đỏ của loại hình du lịch văn hóa - tâm linh và ngày càng hấp dẫn nhiều du khách vừa bởi những giá trị lịch sử vừa bởi những giá trị văn hóa – tâm linh độc đáo.

Song có một thực tế là, những di tích lịch sử, văn hóa – tâm linh ấy cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa và vận dụng những thành quả ấy vào phát triển du lịch. Bởi thế nên du lịch nơi đây phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần ở đồng bằng Bắc Bộ và du lịch văn hóa – tâm linh” với mục đích nghiên cứu về những giá trị lịch sử và đặc điểm của tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, về thực trạng hoạt động du lịch ở những khu di tích thờ tự Đức Thánh Trần cũng như các địa phương nơi đền tọa lạc. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khai thác du lịch nơi đây đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa – lịch sử về một danh nhân dân tộc – người góp phần viết lên những trang sử oai hùng cho dân tộc Việt Nam.

Đề tài “Tín ngưỡng Đức Thánh Trần ở đổng bằng Bắc Bộ và du lịch văn hóa – tâm linh” được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần

Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại các đền thờ Đức Thánh Trần ở đồng bằng Bắc Bộ

Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả khai thác du lịch tại các đền thờ Đức Thánh Trần và địa phương nơi đền tọa lạc.

TRIỂN VỌNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH KAYAKING TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG VƯỜN QUỐC GIA BÁI TỬ LONG

Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Tuyết

Lớp: K49 Du lịch học

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Lê Anh

1. Lý do chọn đề tài

Khi vịnh Hạ Long đang dần trở thành một điểm du lịch quen thuộc ở vịnh Bái Tử Long sẽ là một điểm sáng mới và vẻ đẹp hoang sơ của nó sẽ làm cho du khách phải ngỡ ngàng.

Vườn quốc gia Bái Tử Long với những tiềm năng du lịch lớn nhưng cho đến nay việc khai thác các tài nguyên đó cho việc phát triển du lịch vẫn đang làm rất chậm chạp, và chỉ một vài năm gần đây du khách mới biết đến có một vườn Bái Tử Long trong "cẩm nang du lịch" của họ. Do vậy việc đa dạng hoá các loại hình du lịch là một việc làm mang tính cấp thiết giúp cho Vườn quốc gia Bái Tử Long trở thành một điểm du lịch hấp dẫn, thực hiện được mong muốn "nối dài di sản" của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và xa hơn là góp phần đưa du lịch Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Triển vọng khai thác loại hình du lịch Kayaking. Đề tài cần phải giải quyết các nội dung: tài cần phải giải quyết các nội dung:

2.1.1. Cơ sở lý luận loại hình du lịch Kayaking

- Loại hình du lịch Kayaking: định nghĩa, đặc điểm, điều kiện để phát triển du lịch Kayaking

2.2.2. Tiềm năng du lịch của vườn quốc gia Bái Tử Long

- Giá trị đa dạng sinh học, cảnh quan, địa hình, địa chất địa mạo, tính mới, lạ hấp dẫn… phù hợp phát triển loại hình du lịch Kayaking

- Hoạt động du lịch tại Vườn quốc gia Bái Tử Long

2.2 Phạm vi nghiên cứu: Vườn quốc gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

- Về mặt nội dung: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu khai thác các tiềm năng của vườn quốc gia Bái Tử Long phục vụ cho việc phát triển loại hình du lịch Kayaking. Vì vậy, nếu có sự sơ sài nào về các lĩnh vực đều không phải là chủ ý của tác giả.

- Về mặt không gian: Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu triển vọng khai thác loại hình du lịch Kayaking tại Vườn quốc gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

- Về mặt thời gian: Tác giả thực hiện đề tài trong khoảng thời gian quý I – 2008.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 132 - 136)