Lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 37)

Với vị trí và ý nghĩa lịch sử mang tầm vóc lớn lao, Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội đã và đang trở thành một trung tâm nghiên cứu thu hút các học giả trong và ngoài nước dưới nhiều lĩnh vực như: Lịch sử và ý nghĩa của Văn miếu - Quốc tử giám, giáo dục và khoa cử truyền thống Việt Nam, văn bia tiến sĩ… Trong đó việc tìm hiểu về hệ thống đại tự - câu đối tại Văn miếu- Quốc tử giám cũng là một đề tài đáng được quan tâm.

Trước đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống đại tự - câu đối tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội đã được giới thiệu một cách khái quát và nằm rải rác trong các sách báo, tạp chí, tập san, đề tài nghiên cứu… mà chúng ta có thể kể đến như: Cuốn sách “Văn miếu - Quốc tử giám - Thăng Long - Hà Nội” do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn miếu - Quốc tử giám xuất bản năm 2000; “Văn miếu - Quốc tử giám ở Thăng Long - Trung tâm giáo dục Nho học cao cấp” nằm trong cuốn “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” do giáo sư Phan Đại Doãn chủ biên hay trong mảng giới thiệu về Văn miếu - Quốc tử giám cuốn “Giáo trình Hán Nôm dành cho du lịch” của Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Văn Khoái… Nhìn chung, các tác phẩm kể trên đã giới thiệu một cách khái quát, ngắn gọn về hệ thống đại tự - câu đối tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội, nhưng đó chỉ là những phần, những mục nhỏ nằm trong một chuyên đề chung. Bởi vậy cho tới nay, vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chi tiết với việc chú giải cặn kẽ về hệ thống đại tự - câu đối tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 37)