Kết quả nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 47 - 49)

III. Đóng góp của đề tà

2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn

2.1. Khó khăn và nhu cầu về điều kiện học tập

a. Đối với việc đi lại, lên giảng đường và việc học tập trên lớp ( ghi chép bài, kiểm tra...)

Hầu hết các bạn bị khuyết tật ở chân đã, đang phải học trên các tầng cao, việc đi lại rất vất vả. Đối với người phải đi xe lăn thì càng khó khăn hơn (hiện tại bạn sinh viên này đã được xếp phòng học ở tầng 1 nhưng các giờ tin học thì vẫn phải lên gác, và cần từ 2 đến 3 bạn khác giúp đỡ). Các bạn sinh viên này có nguyện vọng sẽ được học ở các giảng đường tầng thấp (tầng 1 hoặc tầng 2). Trong khi lên giảng đường là khó khăn nổi bật của các bạn bị khuyết tật ở chân thì việc ghi chép bài, làm bài kiểm tra lại là vấn đề của các bạn bị khuyết tật ở tay. Có hai bạn phải viết tay trái và viết chậm nên hầu như không thể hoàn thành được các bài kiểm tra theo ý muốn.

b. Đối với việc tiếp cận các nguồn tài liệu của Thư viện Nhà trường, Phòng tư liệu Khoa, phòng máy tính, Internet

Vì phòng đọc của Thư viện Trường, phòng máy tính, Internet và phòng tư liệu các khoa hầu hết ở trên các tầng gác nên các bạn khuyết tật ở chân gặp nhiều khó khăn và đa số không thường xuyên tiếp cận với các nguồn tư liệu này. Chỉ có 3 bạn thường xuyên lên Phòng tư liệu Khoa, không ai thường xuyên lên phòng Internet (thậm chí gần một nửa các bạn chưa lên đó bao giờ mặc dù bản thân chưa có máy tính). Và có 5 bạn cũng chưa lên phòng tư liệu Khoa. Đối với các bạn khuyết tật ở tay, việc tra cứu tài liệu trên máy tính và sử dụng máy tính cũng gặp nhiều khó khăn Các bạn này có nguyện vọng là các tài liệu được mượn về phong phú hơn, các phòng tư liệu khoa mở của nhiều hơn.

c. Đối với các chuyến đi thực tập, thực hành, thí nghiệm

Khó khăn chung của các bạn này là không tự đến các địa điểm thực tập được hoặc tự đi rất vất vả, không mang vác được nhiều đồ đạc, không theo kịp mọi người trong việc đi lại lẫn trong thực hiện các thao tác. Tuỳ từng ngành học mà mỗi người có những khó

khăn riêng như việc khai quật khảo cổ với sinh viên khoa Sử - ĐH.KHXH&NV, hay việc lắp ráp các chị tiết máy móc, thực hiện thao tác thí nghiệm chính xác đối với sinh viên ĐH.KHTN. Các sinh viên này mong muốn được bạn bè giúp đỡ trong việc đi lại, được thầy cô thông cảm, phân công những công việc phù hợp với sức khoẻ.

2.2. Khó khăn và nhu cầu trong việc giao tiếp, tham gia các sinh hoạt tập thể.

a. Đối với việc giao tiếp nói chung và giao lưu kết bạn, quan hệ Thầy cô, cán bộ Nhà trường

Do hạn chế về sức khoẻ và tâm lý tự ti, đa số các bạn sinh viên khuyết tật này không có nhiều cơ hội phát triển các mối quan hệ giao tiếp. Hầu hết họ chỉ có bạn bè trong cùng một lớp hoặc cùng nơi ở. Và có đến 4 bạn cảm thấy mình thiếu bạn bè, thậm chí không có bạn.Tuy nhiên, 9 bạn còn lại thì cảm thấy mình hoà đồng, có nhiều bạn bè và cả bạn thân. Mặc dù vậy, ngay cả các bạn tự cảm thấy mình có nhiều bạn bè này cũng vẫn thường tự ti, ít chủ động trong việc làm quen, tự lập quan hệ mới, thậm chí một số bạn rất hạn chế sự có mặt ở những chỗ đông người, luôn tìm cách ẩn mình trong đám đông. Các bạn có mong muốn được bạn bè giúp đỡ trong việc đi lại, trong học tập và nhiều vấn đề khác của cuộc sống, muốn các bạn giúp mình tự lập, được tự làm những gì có thể làm được, và nhìn mình với những ánh mắt thân thiện hoặc chí ít ra là những ánh mắt bình thường.

Về quan hệ với Thầy Cô giáo, nhiều bạn muốn gặp các thầy cô để trao đổi thêm về nội dung học tập hoặc chia sẻ hoàn cảnh khó khăn để các thầy cô hiểu và thông cảm nhưng lại cũng không muốn Thầy Cô chú ý đến mình và thực tế là có nhiều mong muốn của các bạn đã không được nói lên, nhiều Thầy Cô giáo không biết trong lớp có những sinh viên khuyết tật, gặp khó khăn trong học tập.

b. Đối với các sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội của lớp, Trường

Hầu hết các bạn này đều chỉ tham dự các hoạt động của lớp, nhất là những hoạt động diễn ra ngay tại phòng học và đa số cũng chỉ ngồi dưới xem và cổ vũ chứ không đứng lên tham gia trực tiếp. Lý do vẫn là điều kiện sức khoẻ hạn chế nên nhiều hoạt động không tham gia được và tâm lý tự ti không muốn xuất hiện trước đám đông. Đa số các sinh viên khuyết tật này hứng thú với các hoạt động mặc dù có khi họ không tham gia nhưng có những bạn lại không hứng thú gì, và cho rằng các hoạt động này chẳng liên quan gì đến mình cả. Tuy vây, các bạn cũng bày tỏ mong muốn tập thể tổ chức nhiều hoạt động mà cơ hội tham gia cho họ nhiều hơn, tự tin hơn khi tham gia các hoạt động.

c. Đối với hoạt động tình nguyện

Đây cũng là một hoạt động xã hội của Trường, Lớp nhưng trong đề tài được tách riêng bởi hoạt động có nhiều nét khác biệt so với các hoạt động khác. Và nhiều bạn sinh viên khuyết tật cũng muốn là người "cho" chứ không chỉ là người "nhận" trong các hoạt động tình nguyện. Họ cũng muốn được thể hiện những tài năng, nhiệt huyết tuổi trẻ của mình, giúp đỡ người khác, nhất là những người cùng hoàn cảnh. Tuy nhiên mới chỉ có một bạn tham gia vào các hoạt động này. Nhiều bạn còn lại thì còn e ngại, lo lắng "sợ mọi người không cho mình vào, nghĩ là mình không làm được gì". Có đến 12 trong 13 sinh viên khuyết tật này có mong muốn có cơ hội tham gia hoạt động tình nguyện được phân công những công việc phù hợp với sức khoẻ, có khả năng làm được.

Các bạn này đều cho rằng, việc thành lập CLB sinh viên khuyết tật là rất cần thiết và muốn tham gia CLB này. CLB sẽ là nơi để họ gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống, là cầu nối cho họ với các đoàn thể, tổ chức có thể giúp đỡ họ về nhiều mặt. Trên thực tế, việc chuẩn bị thành lập CLB cũng đã được triển khai, đáp ứng nhu cầu của các bạn sinh viên khuyết tật.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w