Quy mô, cấu trúc thành Thăng Long thời Lý Trần

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 52 - 53)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

3. Quy mô, cấu trúc thành Thăng Long thời Lý Trần

Mô hình “tam trùng thành quách”. Mặt bằng các vòng thành không coi trọng tính kỉ hà, đối xứng vuông vắn mà uốn mình theo địa hình, thích nghi và tận dụng điều kiện tự nhiên.

3.1. Vòng thành ngoài

- Tên gọi: được gọi là La thành, Đại La thành hay Thăng Long ngoại thành. - Vị trí địa giới:

+ Mặt Bắc chạy dọc theo bờ Nam sông Tô Lịch khoảng đường Hoàng Hoa Thám hiện nay.

+ Mặt Tây theo bờ Đông sông Tô Lịch tức đường Bưởi từ Yên Thái đến ô Cầu Giấy.

+ Mặt Nam theo bờ Bắc sông Kim Ngưu khoảng đường La Thành – Đê La Thành – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân từ Cầu Giấy đến ô Đống Mác bây giờ.

+ Phía Đông Đại La là đê sông Nhị.

- Đại La thành được đắp bằng đất là chính nhưng những chỗ xung yếu được gia cố thêm bằng gạch, đá để chống sụt lở. thêm bằng gạch, đá để chống sụt lở.

- Chức năng: là thành lũy bảo vệ toàn bộ kinh thành Thăng Long và là đê phòng lụt (phòng nước lụt của sông Hồng và các chi lưu của nó).

- Các dấu vết còn lại là những đường đê: + Đường Nhật Tân – Bưởi: 4100m; + Đường Hoàng Hoa Thám: 3300m; + Bưởi đến ô Cầu Giấy : 2200m; + Ô Cầu Giấy – Ô Chợ Dừa: 3300m; + Ô Chợ Dừa – Ô Kim Liên: 1800m + Ô Kim Liên – Ô Cầu Dền: 1000m + Ô Cầu Dền – Ô Đống Mác: 100m Tổng cộng: 16.800m

3.2. Vòng thành giữa

- Tên gọi: Kinh thành - Vị trí, địa giới:

Nhiều ý kiến, tiêu biểu là quan điểm của ông Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán: + Phía Đông thành áng chừng ở khoảng dốc Hàng Than đến dốc phố Hòe Nhai, mé trên cầu Long Biên.

+ Phía Tây có ranh giới là đường Hùng Vương hiện nay gần chùa Một Cột. + Phía Nam ở gần vườn hoa Cửa Nam ngày nay.

+ Phía Bắc là sông Tô Lịch chảy dọc từ Thụy Khê qua đường Quán Thánh và đường Phan Đình Phùng cho đến dốc Hàng Lược, phố Chả Cá (khi xưa là phố sông Tô Lịch).

- Kinh thành được xây bằng gạch dày khoảng 1m, cao 6m, chu vi gần 3km, xung quanh có hào rộng 20m, sâu 3m.

- Chức năng:

+ Bao lấy khu vực bên trong, tạo thêm độ nghiêm cẩn và bảo vệ an toàn cho vua chúa.

+ Bao lấy khu luyện quân, giảng võ, khu đền, đài, cung, quán, vườn thượng uyển với các danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng cung đình.

- Dấu tích kiến trúc đã xuất lộ qua các cuộc khai quật lớn như:

+ Tháng 10/1996, khai quật tại khu Trung tâm hội nghị quốc tế phục vụ cho Hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp ở số 11 Lê Hồng Phong.

+ Tháng 4/1999, Viện Khảo cổ học đã đào thăm dò khu Văn Miếu. + Tháng 12/2002, khai quật với quy mô lớn tai địa điểm 18 Hoàng Diệu.

3.3. Vòng thành trong

- Tên gọi: được gọi là Long thành hay Cấm thành (Tử Cấm thành), Cung Cấm, Đại Nội.

- Vị trí, địa giới:

+ Cạnh Đông là cửa Long Môn, ở bên trong cửa Đông Hoa, cách không xa Kinh thành phía Đông.

+ Cạnh Nam nằm ở phía ngoài Đoan Môn và chắc chắn chỉ đến khu vực Cột Cờ hiện nay.

+ Cạnh Bắc nằm gần sát Kinh thành phía Bắc.

+ Cạnh Tây ở bên trong chùa Khán Sơn, gần vườn Tây cấm (khu vực chùa Một Cột) tức là gần trùng với đường Hùng Vương bây giờ.

- Vòng Tử cấm thành cũng được xây bằng gạch dày khoảng 0m70, cao gần 4m, chu vi khoảng 1230m mà tâm là điện Kính Thiên.

- Chức năng: bảo vệ nơi ở và làm việc của nhà vua. - Dấu tích kiến trúc xuất lộ qua các cuộc khai quật: + Tháng 11/1998 – 2/1999, khai quật ở Hậu Lâu. + Cuối năm 1999, khai quật tại địa điểm Bắc Môn. + Cuối năm 1999, khai quật Đoan Môn.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w