Vô thần luận, bất khả tri luận và thế tục luận

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 42 - 43)

III. Đóng góp của đề tà

2. Vô thần luận, bất khả tri luận và thế tục luận

2.1 Vô thần luận

Vô thần luận hay còn gọi là chủ nghĩa vô thần đứng trên một lập trường hoàn toàn xác định, cho rằng nhân loại có thể tìm thấy những bằng chứng chống lại những lập luận truyền thống biện minh cho sự tồn tại của Thượng đế.

2.2 Bất khả tri luận

Được Thomas Henry Huxley đưa ra năm 1889, thuật ngữ Agnosticism hàm ý một quan điểm không thiên lệch về vấn đề sự tồn tại của Thượng Đế. Một số người theo thuyết bất khả tri cho rằng đó là điều phải chấp nhận, bởi vì theo nhân loại không có được những dữ kiện cần thiết để đưa ra một vấn đề tối hậu về vấn đề ấy. Một số khác lại cho rằng những dữ kiện như thế, hiện nay và mãi mãi về sau, nằm ngoài khả năng nhận thức của con người.

2.3. Thế tục luận

Quan điểm của thế tục luận được quy về chỗ sự quan tâm thật sự đối với nhân loại phải là thế giới mà chúng ta đang sống trong đó. Thế tục luận có thể tiếp nhận hình thức của niềm tin cho rằng tìm tòi khoa học rốt cuộc sẽ mở ra tất cả những gì nhân loại muốn

biết về mình và về thế giới, nhưng nó cũng có thể phản ánh ý kiến cho rằng tôn giáo đó là ảo tưởng xa lánh hiện thực cuộc sống.

Chương II. Quan niệm về thượng đế trong chủ nghĩa hiện sinh

Căn cứ vào thái độ với tôn giáo, chủ nghĩa hiện sinh được phân chia thành chủ nghĩa hiện sinh vô thần với các đại diện lớn như: Martin Heideger, Jean Paul Sartre, Niezsche và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần bao gồm các triết gia tiêu biểu như Kierkegaard, Gabriel Marcel, Karl Jaspers, E.Mounier và chi phái của chủ nghĩa hiện sinh đi theo xu hướng của chủ nghĩa Thomas với các đại biểu L.Lavelle, G.Gusdorf.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 42 - 43)