DI DÂN CỦA VÙNG THANH NGHỆ DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVII)
1. Khái niệm hạnh phúc
* Hạnh phúc là sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người, đồng thời phải không ngừng sáng tạo ra những giá trị đó.
- Hai loại nhu cầu cơ bản:
+ Nhu cầu vật chất là chính đáng nhưng cũng phải phù hợp với trình độ phát triển của mỗi quốc gia, hoàn cảnh của cá nhân hay tập thể con người đang tham gia. C.Mác: chúng ta không thể tiêu dùng quá cái chúng ta sản xuất ra. Nếu con người không nhận thức được điều đó, họ luôn luôn cảm thấy không thỏa mãn mong muốn của bản thân trong điều kiện xã hội chưa đáp ứng được. Do vậy, họ cũng sẽ cảm thấy không hạnh phúc.
+ Nhu cầu tinh thần: con người luôn mong muốn được mọi người xung quanh tôn trọng, là mong muốn được nâng cao trình độ về mọi mặt, mong muốn hiểu biết thế giới xung quanh, có hiểu biết về âm nhạc, hội họa, v.v. Có những tri thức trên con người mới có điều kiện hưởng thụ những giá trị tinh thần, đồng thời mới có điều kiện đóng góp làm phong phú thêm những giá trị tinh thần của nhân loại.
Nhu cầu tinh thần của con người thường không gay gắt, nhưng khó được thỏa mãn hơn. Trong các nhu cầu tinh thần thì nhu cầu đạo đức có thể coi là nhu cầu có tính xã hội cao, sâu sắc nhất, truyền cảm và mang tính giáo dục cao nhất.
- Đạo đức học Mác – Lênin hoàn toàn không đồng nhất khái niệm Thỏa mãn với khái niệm Hạnh phúc. Thỏa mãn là khái niệm bản năng. Hạnh phúc là khái niệm văn hóa.
* Hạnh phúc là những nghĩa vụ đạo đức được hoàn thành trên cơ sở sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
- Cá nhân chỉ thật sự có hạnh phúc khi được sống trong một cộng đồng mà mọi người đều có hạnh phúc, khi được mọi người thương yêu, tôn trọng và chính mình cũng góp phần đem lại hạnh phúc cho những người khác.
- Quan niệm hạnh phúc cá nhân nằm trong hạnh phúc xã hội của đạo đức học Mác – Lênin đối lập với quan niệm sai lầm của giai cấp thống trị - coi hạnh phúc như một thứ của riêng, không liên quan gì đến xã hội. Hay quan niệm của những kẻ duy lợi, chỉ tôn thờ sự giàu có, tôn thờ cái tôi, coi cái tôi là tất cả. Kẻ tôn thờ sự giàu có, kẻ vụ lợi ích kỷ suốt đời chạy theo chủ nghĩa cá nhân, là những kẻ nghèo nàn và hạn chế về quan hệ xã hội. Họ sẽ không có hạnh phúc vì không hiều đầy đủ giá trị hạnh phúc. Một khi con người thực hiện được trọn vẹn nghĩa vụ đạo đức nào đó, họ sẽ cảm thấy được thanh thản, được hạnh phúc.
- Khía cạnh tâm lý và khía cạnh giá trị đồng thời được khẳng định trong cách hiểu của đạo đức học Mác – Lênin về hạnh phúc.
- Hạnh phúc không hoàn toàn loại trừ mọi đau khổ. Bởi vì trên đời này còn có những “khổ đau chân chính”.
Tóm lại: Hạnh phúc là sự thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tình thần, đồng thời hạnh phúc cũng là nghĩa vụ đạo đức được hoàn thành trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.