Vấn đề thảo luận

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 97 - 101)

- Lao động để tạo ra các giá trị cho sự thỏa mãn Thông qua lao động sản xuất, bằng lao động của mình, con người sẽ nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận về quá trình sản xuất

2. Vấn đề thảo luận

Một là, độ khó của vấn đề thảo luận hiện nay: độ khó của bài tập nhóm phải vượt quá khả năng của một cá nhân! Và để tránh tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, độ khó cần vượt lên trên khả năng của thành viên giỏi nhất trong nhóm.

Hai là, giới hạn của vấn đề thảo luận: 63% sinh viên được hỏi hào hứng với các vấn đề thảo luận cần liên hệ và điều tra thực tế.

Ba là, độ thường xuyên của bài tập nhóm: điều tra thực tế thì các bài tập nhóm không thể đưa ra với tần suất quá lớn.

C. KẾT LUẬN

Ngày nay, khả năng làm việc nhóm được đánh giá cao trong văn hoá hiện đại, trong ứng xử xã hội và hợp tác công việc. Sinh viên là những người nhất thiết phải luyện tập được kĩ năng làm việc nhóm ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học.

Kế thừa các quan điểm về tâm lý dân tộc, các nghiên cứu hiện đại về xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, kết hợp với phân tích tình hình thực tế, đề tài đã phân tích và đưa ra cơ sở làm nền tảng thực hiện các giải pháp đã nêu. Hi vọng rằng, các kết quả của đề tài đã góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống giải pháp giúp sinh viên Việt Nam nói chung, sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng làm chủ được một trong những phương pháp học tập hiệu quả trên thế giới.

TIẾP CẬN PHONG CÁCH QUẢN LÝ TỪ GÓC ĐỘ QUAN HỆ QUYỀN LỰC

Sinh viên thực hiện: Tạ Thị Bích Ngọc

Lớp: K49B Khoa Khoa học Quản lý

Giáo viên: GVC. Trần Ngọc Liêu

Phong cách quản lý là phạm trù được nhiều học giả cũng như nhiều nhà quản lý rất quan tâm trao đổi. Tại Việt Nam hiện nay, tâm lý học quản lý (chứ không phải khoa học quản lý) là khoa học đang đề cập nhiều nhất tới vấn đề phong cách của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý. Là một giao thoa điển hình và vô cùng hữu ích trong bối cảnh tiếp cận liên ngành, khoa học này đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển sôi động của thực tiễn quản lý. Song, cách tiếp cận của khoa học quản lý và tiếp cận của tâm lý học quản lý không hoàn toàn trùng khít.

Để thực hiện Mục đích nghiên cứu là làm rõ bản chất của phong cách quản lý từ góc độ tiếp cận quan hệ quyền lực, đề tài giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu: Khái lược tiếp cận khác nhau về phong cách quản lý; Định vị phong cách quản lý trong hệ thống quản lý; Phân loại phong cách quản lý; và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới sự tạo thành phong cách quản lý.

Xác định đây là một nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu báo cáo sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. Chúng tôi chủ yếu tham khảo các tác phẩm về Khoa học quản lý, Lịch sử tư tưởng và Học thuyết quản lý, Quản lý nguồn nhân lực và Tâm lý học quản lý được xuất bản tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Ngoài ra, báo cáo lược khảo các thông tin trên nhiều website, báo và tạp chí chuyên và không chuyên. Trên cơ sở so sánh và phân tích các thông tin có được, tác giả định vị đối tượng nghiên cứu, đưa ra quan niệm của mình về đối tượng nghiên cứu (bản chất của phong cách quản lý) và coi đó là căn cứ cho việc trình bày các khuyến cáo về phong cách quản lý.

Vấn đề nghiên cứu được trình bày dưới dạng 03 câu hỏi, gồm: Bản chất của phong cách quản lý là gì? Phân loại phong cách quản lý ra sao? Làm thế nào để thiết lập phong cách quản lý hiệu quả? Tương ứng là các Giả thuyết nghiên cứu: Phong cách quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng quyền lực tác động tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý; Từ tiếp cận này, dễ dàng phân loại phong cách quản lý gồm:

độc đoán, dân chủ và ủy thác; và cần căn cứ vào ba nhóm yếu tố: 1/Đặc điểm của đối tượng quản lý, 2/ Tính chất công việc3/Các thuộc tính tương đối bền vững của tổ chức

để xây dựng một phong cách hiệu quả và mang bản sắc cá nhân.

Kết cấu đề tài:Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của báo cáo được thiết kế gồm 2 chương.

Chương I. Tiếp cận khác nhau về phong cách quản lý

Nhìn lại lịch sử tư tưởng và học thuyết quản lý, phong cách của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý là vấn đề được nhiều tác gia nhắc tới với một sự đa dạng có tính chất nối tiếp, từ các thuyết cá nhân - hành vi (với Dãy tiệm tiến của sự lãnh đạo của Robert Tannenbaum và Warren H. Schmidt, thuyết động viên giúp đỡ của Rensis Likert tại đại học Michigan, thuyết hai khía cạnh của E. A. Fleishman tại đại học Ohio, thuyết lưới quản trị (ô bàn cờ quản lý) của Robert R. Blake và Jane S. Mouton) tới các thuyết lãnh đạo theo

tình huống (với thuyết ứng phó của Fred Fiedler, thuyết đường lối mục tiêu của Robert J. House, mô hình Victor Vroom – Philip Yetton – Arthur Jago, thuyết ba khía cạnh của Paul Hersey và Kenneth H Blanchard).1 Phong cách quản lý cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm trao đổi trên mạng internet hiện nay. Nếu các nhà tâm lý có xu hướng phân loại trên cơ sở tính chất tình cảm xã hội của mối quan hệ chủ thể - đối tượng, thì các tài liệu có tính mở trên mạng toàn cầu lại có thiên hướng quản trị kinh doanh và cụ thể hoá các phân tích của mình bằng các kiểu mẫu nhân vật hoặc gọi tên điển hình. Trong khi đó, ở các mức độ khác nhau, các nhà tâm lý học lại chỉ ra sự tác động của chủ thể tới đối tượng và nhấn mạnh tới cái riêng có của chủ thể trong quá trình tác động đó. Song, từ các góc đứng khác nhau, khi thì phong cách lãnh đạo được hiểu là phong cách của riêng chức năng thứ ba của quy trình quản lý, khi thì được phân tích như là dạng thức tác động của toàn bộ quy trình quản lý – phong cách quản lý. Dù với cách hiểu nào, sự đa dạng này không hề loại trừ nhau mà còn cho thấy tầm quan trọng của phong cách quản lý – hiện tượng tâm lý phức tạp nhưng rất quan trọng đối với hoạt động quản lý thực tiễn. Tóm lại, chương 1 là cơ sở nhận thức so sánh để báo cáo tiến hành những phân tích của mình về tiếp cận quyền lực trong chương 2.

Chương II. Tiếp cận quan hệ quyền lực về phong cách quản lý

1 Lược theo TS. Vũ Trọng Hùng (hiệu đính: TS. Phạm Văn Thăng): Quản trị học căn bản của James H. Donneylly, JR., James L. Gibson, John M. Ivancevich, NXB Thống kê, 2000. Donneylly, JR., James L. Gibson, John M. Ivancevich, NXB Thống kê, 2000.

Nguyên tắc Mục tiêu Chủ thể Đối tượng Phương pháp Phương tiện Công cụ

Ph h o n g c á c h Môi trư ờ ng

Với quan niệm quản lý là một hệ thống được cấu thành bởi các phần tử, gồm: chủ thể, đối tượng, công cụ, phương tiện, nguyên tắc, phương pháp và phong cách cùng tương tác với nhau trong môi trường quản lý, chúng tôi cho rằng các nhân tố này không đồng đẳng và mối quan hệ giữa chúng chỉ ổn định ở mức độ tương đối. Xét nhân tố chủ thể trong tư cách hạt nhân của hệ thống. Chủ thể sử dụng các công cụ và phương tiện để tác động lên đối tượng nhằm đạt tới mục tiêu. Toàn bộ quá trình này diễn ra theo một nguyên tắc xác định. Tổng thể các cách thức lựa chọn công cụ phương tiện được gọi là phương pháp. Trong tương tác này, phong cách quản lý (cách thức chủ thể tiến hành toàn bộ quy trình quản lý) được nhận diện với tư cách là việc sử dụng ổn định một dạng phương pháp với dấu ấn chủ quan của riêng chủ thể quản lý.

Xuất phát từ hệ thống quản lý và mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng quản lý, không khó để nhận thấy rằng trong khi chủ thể quản lý nỗ lực chủ quan hoá các tác động quản lý, thì đối tượng quản lý lại ra sức khách quan hoá việc tiếp nhận những tác động đó. Xét từ góc độ đối tượng, nếu những tác động của chủ thể là dương tính (có mục tiêu phù hợp, nội dung đúng đắn và phương thức hợp lý) thì đối tượng sẽ hành động trong hành lang kỳ vọng để tiến tới mục tiêu, tức là sự chủ quan hoá này thuận chiều với mục tiêu quản lý. Song, nếu tác động của chủ thể mang tính âm, thì quá trình chủ quan hoá của đối tượng sẽ vẫn diễn ra nhưng theo hướng mục tiêu riêng của đối tượng chứ không thuận chiều với mục tiêu mà chủ thể mong muốn. Trong bối cảnh đó, từ góc độ chủ thể quản lý, quá trình chủ quan hoá các tác động quản lý thực chất là việc chủ thể khiến đối tượng phải thực hiện mục tiêu mà chủ thể đã đề ra bằng cách áp đặt và cưỡng chế bằng quyền lực. Song, mức độ sử dụng quyền lực, định hướng quyền lực và phương thức sử dụng quyền lực của những nhà quản lý khác nhau là khác nhau. Vì vậy, chúng tôi cho rằng bản chất của hoạt động quản lý là mối quan hệ quyền lực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, và phong cách quản lý chính là sự biểu hiện của mối quan hệ đó.

Quyền lực tự thân nó là công cụ, phương tiện quản lý. Tuy nhiên, với một số chủ thể xác định, quyền lực là mục tiêu, thậm chí là phương thức tồn tại. Cùng với những nhận định về tính chất của đối tượng và tầm hướng của mục tiêu, quan niệm về quyền lực góp phần đáng kể tạo nên toàn bộ cách thức mà chủ thể tiến hành quá trình chủ quan hoá các tác động của mình lên đối tượng quản lý. Từ phân tích này, chúng tôi nhận định: bản chất của phong cách quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng quyền lực tác động tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, và sự khác biệt trong cách thức sử dụng quyền lực của chủ thể, không gì khác, chính là căn cứ dẫn tới phân loại các phong cách quản lý. Khác với đa phần các tiếp cận bằng điển hình cụ thể trong thực tế, từ tiếp cận quyền lực, chúng tôi cho rằng suy cho cùng phong cách quản lý gồm ba loại: độc đoán, dân chủ và ủy thác. Trên cơ sở ba phong cách chủ đạo, căn cứ vào xu hướng sử dụng quyền lực của người quản lý, ta có thể nhận thức được những cấp độ biểu hiện khác nhau trong thực tiễn quản lý thông qua sự chi phối của dấu ấn cá nhân chủ thể quản lý, tạo thành những chân dung trực quan, phong phú và đem lại hiệu quả quản lý.

Trên thực tế, mỗi kiểu phong cách đều có ưu điểm và nhược điểm. Vấn đề là sử dụng phong cách nào vào lúc nào là thích hợp, và phải tác động tới những yếu tố cơ bản nào khi cần thay đổi phong cách. Những nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như thực tiễn quản lý đầy biến động đều cho thấy không có một phong cách duy nhất đúng/tối ưu cho mọi trường hợp. Với nhận định đã trình bày về hai bộ phận hợp thành trong cấu trúc của phong cách quản lý (bộ phận nội tại và bộ phận ngoại ứng), chúng tôi cho rằng điều

mà chủ thể quản lý cần lưu tâm khi xây dựng một phong cách hiệu quả là các yếu tố thuộc về bộ phận ngoại biên hoặc có xu hướng tác động tới bộ phận ngoại biên. Có thể tập hợp các yếu tố này thành ba nhóm: đặc điểm của đối tượng quản lý (thói quen, sở thích, giá trị sống, tính khí, giới tính, cá tính, lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý, hướng đích cá nhân, thâm niên công tác, khả năng và mức độ nắm giữ thông tin của tổ chức, lịch sử được đào tạo và huấn luyện…), tính chất công việc (đặc thù tạo nên khác biệt giữa công việc này với công việc khác, kiểu nhiệm vụ này với kiểu nhiệm vụ khác, yêu cầu về tiến độ và mức độ sức ép của lần này với lần khác, đặc trưng của một công việc/nhiệm vụ xác định tại một lát cắt thời gian) và các thuộc tính tương đối bền vững của tổ chức (truyền thống, văn hóa tổ chức, tiền lệ, phong cách quản lý của cấp trên, đường lối chính sách, nội quy, quy mô, mục tiêu của tổ chức, điều kiện làm việc, luật lệ, quy trình thủ tục, lịch sử phát triển của tổ chức, quan điểm của thời đại…).

Nếu gọi sự nối tiếp các phong cách trong diễn trình tác động lên đối tượng quản lý để thực hiện mục tiêu là một dòng liên tục thì điều chủ thể quản lý cần chú ý nhất có lẽ là phát huy ưu điểm và hạn chế tối đa nhược điểm của từng phong cách trong quá trình áp dụng nó. Hy vọng, ở một mức độ nhất định, kết quả của nghiên cứu này sẽ có giá trị nhận thức đối với các chủ thể quan tâm, có giá trị tham khảo đối với quá trình tích luỹ của sinh viên quản lý, và có giá trị thiết thực đối với bất kỳ ai có định hướng làm công việc của một người đứng đầu tổ chức.

Là một nghiên cứu lý thuyết chủ yếu dựa trên phương pháp phân tích tài liệu, báo cáo không tránh khỏi việc thiếu vắng những nhận định từ các trường hợp cụ thể của thực tiễn quản lý tại các loại hình tổ chức ở Việt Nam hiện nay, mà mới chỉ dừng lại ở việc bước đầu xây dựng lý luận về bản chất phong cách quản lý dưới giác độ khoa học quản lý. Song, hy vọng báo cáo góp một tiếng nói cổ vũ mối quan tâm của các nghiên cứu khoa học quản lý dành cho một vấn đề thuộc về mình nhưng hiện đang còn được quan tâm nhiều hơn bởi một khoa học khác. Người viết cũng hy vọng sẽ có dịp trở lại làm rõ vấn đề nghiên cứu thông qua quan sát thực tiễn hoạt động quản lý tại một số loại hình tổ chức ở Việt Nam.

KHẢO SÁT VỀ PHÂN BIỆT KẾT CẤU GÂY KHIẾN – KẾT QUẢVỚI KẾT CẤU KHIÊN ĐỘNG VỚI KẾT CẤU KHIÊN ĐỘNG

Sinh viên thực hiện: Lê Hồng Nhung, Nguyễn Thị Tú Anh

Lớp: K51 CLC Ngôn ngữ học

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Đào Thanh Lan

A. MỞ ĐẦU

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w