Cảm nhận của người có HIV/AIDS về thái độ, hành vi của gia đình và cộng đồng đối với họ.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 73 - 80)

- Lao động để tạo ra các giá trị cho sự thỏa mãn Thông qua lao động sản xuất, bằng lao động của mình, con người sẽ nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận về quá trình sản xuất

1. Cảm nhận của người có HIV/AIDS về thái độ, hành vi của gia đình và cộng đồng đối với họ.

đồng đối với họ.

Biểu đồ 1: Cảm nhận của người có HIV/AIDS về thái độ, hành vi của gia đình đối với họ

Hầu hết những người có HIV/AIDS đều nhận được sự chia sẻ từ phía gia đình đối với họ (45.5%). Có 40,5 % số người trả lời rằng họ nhận được sự đồng cảm từ phía gia

đình. Điều này cho thấy rằng, mặc dù sự kỳ thị và phân biệt đối xử tràn lan khắp cộng đồng nhưng người có HIV/AIDS vẫn tìm được chỗ dựa, tình yêu, sự chăm sóc nơi gia đình họ. Nhưng bên cạnh đó, người có HIV vẫn phải chịu đựng thái độ miệt thị ngay từ chính gia đình mình chiếm (2,4 %). Trong khi đó lại có tới 35,7% số người có HIV/AIDS nhận thấy thái độ dửng dưng của gia đình, con số này chiếm hơn 1/3 số người trả lời. Như vậy, người có HIV/AIDS bị gia đình đối xử lạnh nhạt cũng khá lớn. Ngoài ra còn có tới hơn 14% người có HIV/AIDS nhận thấy hành vi xa lánh và phân biệt đối xử của gia đình với họ. dẫn chứng này đã cho thấy một phần nào đó người có HIV/AIDS bị cô lập ngay cả khi họ ở trong gia đình.

Biểu đồ 2: Cảm nhận của người có HIV/AIDS về thái độ, hành vi của những người khác xung quanh họ

Qua khảo sát cho thấy người có HIV/AIDS nhận thấy thái độ, hành vi của những người khác xung quanh họ xử sự khác nhau. Có 28.6% số người được hỏi trả lời rằng họ nhận được sự đồng cảm từ phía cộng đồng. Trong khi đó cũng có tới 23,8% số người cảm thấy mình bị cộng đồng xa lánh, 11,9% bị phân biệt đối xử, 7.1% thấy mình bị cộng đồng miệt thị.

Hiện trạng tự kỳ thị của người có HIV/AIDS:

Có 59.5 % số người được hỏi trả lời rằng họ coi những người có HIV/AIDS như những người bệnh khác. Chính suy nghĩ này giúp những người có HIV/AIDS có thêm niềm tin trong cuộc sống. Chỉ có 7,1% người có HIV/AIDS cho rằng mình là ngườixấu, có lối sống buông thả. Ý thức về tình trạng bệnh tật và hậu quả của căn bệnh không có thuốc chữa, không ít người có HIV/AIDS coi bản thân mình là gánh nặng của gia đình và xã hội. (23,8%). Quam niệm này là một trong những nguyên khiến họ có thái độ, hành vi xa lánh gia đình và cộng đồng.

Biểu đồ 3: Quan niệm của người có HIV/AIDS về bản thân mình

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết những người có HIV/AIDS đều cho rằng sự tự kỳ thị của họ là do xuất phát từ bản thân. Khi được hỏi về nguyên nhân của sự tự kỳ thị,

đã có 60.5 % trong tổng số người được hỏi cho rằng là do chính sự tự ty, mặc cảm về căn bệnh của những người có HIV/AIDS dẫn đến, chỉ có 39.5 % ý kiến không đồng tình với quan điểm trên.

Ý kiến Người có HIV/AIDS tự kỳ thị là do họ tự ti, mặc cảm về căn bệnh của mình (%) Nam(%) Nữ(%) Có 60,5 66,7 45,4 Không 39,5 33,3 54,5

Bảng 1: Nguyên nhân tự kỳ thị của người có HIV/AIDS

Qua khảo sát cho thấy, từ những nguyên nhân trên: cộng đồng kỳ thị và phân biệt đối xử, bản thân mặc cảm với căn bệnh của mình, nhưng chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân nội tại tâm lý mà người có HIV/AIDS tự kỳ thị với chính bản thân mình. Trong tổng số 42 người được hỏi có 68% số người trả lời rằng người có HIV/AIDS tự kỳ thị chính bản thân mình. Số người không đồng tình với quan điểm trên chỉ có 33%. Xét từ phía đối tượng thu thập thông tin là những người có HIV/AIDS có thể nhận thấy bản thân người có HIV/AIDS tự kỳ thị mình là điều có xảy ra và với mức độ tương đối lớn.

Biểu đồ 4: Tự kỳ thị

của người có HIV/AIDS

Một phát hiện khá lý thú trong quá trình nghiên cứu là có sự khác nhau giữa nam và nữ về mức độ tự kỳ thị của người có HIV/AIDS. Trong tổng số nam giới được hỏi thì có 70% người HIV/AIDS tự kỳ thị bản thân mình, còn với những người được hỏi là nữ giới, tỉ lệ này chiếm ít hơn gần 7% (63,6%). Chúng tôi đưa ra nhận định trên đây chỉ như một phát hiện mang tính khám phá, trong phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài chúng tôi chưa

có điều kiện tìm hiểu và lý giải. để làm sáng tỏ vấn đề trên cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tâm lý giới tính đối tượng.

Người có HIV/AIDS tự kỳ thị Nam (%) Nữ (%)

Có 70 63,6

Không 30 36,4

Tổng 100 100

Bảng 2: Giới tính và Người có HIV/AIDS tự kỳ thị

Qua khảo sát tại địa bàn cho thấy, người có HIV/AIDS có tự kỳ thị mình nhưng ở mức độ trung bình, không nhiều. Có 39% người cho rằng mức độ tự kỳ thị của những người có HIV/AIDS trong trung tâm có nhưng ít, chỉ có 17% cho rằng nó xảy ở mức độ nhiều, 2% rất nhiều, còn 41,4% cho rằng không hề có.

Biểu đồ 5:

Mức độ tự

kỳ thị của

Biều đồ 6: Thái độ ngại tiếp xúc với người ngoài trung tâm của người có HIV/AIDS

Qua biểu đồ trên cho thấy có 57% số người có HIV/AIDS có thái độ ngại tiếp xúc với những người xung quanh ngoài trung tâm. Sự mặc cảm, tự ti trong tâm lý, sự nhận thức về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS của cộng đồng vả bản thân người có HIV khiến họ khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng. Họ có thái độ này phần lớn là do những nguyên nhân nội tại bên trong tâm lý bản thân. Có tới 42% trong số họ cho rằng nguyên nhân của việc ngại tiếp xúc là do người có HIV/AIDS không muốn mọi người biết mình bị bệnh, 38% xấu hổ về bản thân, 20% bị mọi người xa lánh.

Biểu đồ 7: Lý

do người có HIV/AIDS ngại tiếp xúc với người ngoài trung tâm.

Qua biểu đồ cho thấy, tại những nơi công cộng, người có HIV/AIDS chủ yếu ít giao tiếp với mọi người. Hành vi này dễ xảy ra đối với người mang trong mình tâm lý tự ti mặc cảm nhất là về căn bệnh mà xã hội đang khiếp sợ. “Lên xe bus tôi cũng chẳng dám đứng gần mọi người, họ nhìn thấy hình dáng mình như thế này chắc họ cũng sợ” (PVS nữ, 42t).

Biểu đồ

8: Hành vi của người có HIV/AIDS với

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 73 - 80)