Thực trạng chia sẻ nguồn ti nở các TVĐHPB (thông qua khảo sát các trường đại học ở Hà Nội)

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 62 - 64)

DI DÂN CỦA VÙNG THANH NGHỆ DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVII)

2. Thực trạng chia sẻ nguồn ti nở các TVĐHPB (thông qua khảo sát các trường đại học ở Hà Nội)

2.1. Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội (TVĐHSPHN)

* Hình thức chia sẻ:

Chỉ mới tiến hành với các tài liệu truyền thống mà chưa có chia sẻ trực tuyến. Các loại hình tài liệu mà TVĐHSPHN đưa vào hoạt động chia sẻ bao gồm sách, báo, tạp chí. Nguyên nhân dẫn đến việc chưa có sự xuất hiện của các Cơ sở dữ liệu là do ở đây mới chỉ xây dựng mạng cục bộ. Để tiến tới chia sẻ nguồn tin trực tuyến thì ngoài nguồn tài liệu số, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, còn cần có một chuẩn chung về phần mềm và các cấu trúc sử dụng để các thư viện đồng thời áp dụng.

* Các nguồn trao đổi thông tin:

Trong hoạt động chia sẻ, TVĐHSPHN được nhận từ các Quỹ tài trợ là chủ yếu và không thường xuyên đóng vai trò là chủ thể phân phối. Hàng năm, TVĐHSPHN nhận từ 1000 đến 2000 cuốn sách bao gồm cả tài liệu tiếng Việt và ngoại văn. Nguồn cung cấp của

các tài liệu này là: Quỹ hỗ trợ châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm thông tin KHCN Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, viện Văn học, các doanh nghiệp như Kim Đan, Honda… Việc tiếp nhận tài liệu này được chia làm 4 đợt theo 4 quý, mỗi đợt gồm 180 đến 200 tên sách, như vậy 1 năm thư viện này nhận từ 600 đến 800 tên sách. Ngoài ra, trong một thống kê khác, từ tháng 8/2007 đến tháng 3/2008, TVĐHSPHN nhận tài liệu lưu chiểu từ nhà xuất bản Sư phạm tổng cộng hơn 600 tên sách. Có thể nói rằng số lượng tài liệu mà thư viện nhận được thông qua sự hỗ trợ từ các Quỹ, nhà xuất bản và doanh nghiệp là khá lớn. Tuy nhiên ở chiều ngược lại, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. TVĐHSPHN chỉ cung cấp nguồn tin của mình theo các đợt phát động chung như: tặng tài liệu cho các thư viện vùng sâu vùng xa, hỗ trợ hoạt động của Đoàn Thanh niên, hỗ trợ các trường trong cùng chuyên ngành Sư phạm (cung cấp bản photo coppy các luận án cho ĐH Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm Thái Nguyên)… Trong đó số lượng tài liệu cũng là tương đối ít (?).

* Các khó khăn gặp phải:

- Công nghệ chưa đồng bộ. Đây là hạn chế chung của hệ thống thư viện đại học phía Bắc cũng như trên cả nước.

- Nguồn lực thông tin chưa đáp ứng đủ nhu cầu chia sẻ. Ngoài việc hạn chế trong số lượng bản tài liệu nhận được, TVĐHSPHN còn gặp khó khăn trong việc mở rộng liên kết với các đối tác, đặc biệt là các đối tác ngoài khu vực châu Á.

- Cơ chế cho hoạt động chia sẻ chưa hoàn chỉnh: Pháp lệnh thư viện chưa có quy định đầy đủ về các hoạt động chia sẻ, trong khi ban lãnh đạo thư viện chưa đề ra được chính sách cụ thể nào để thúc đẩy hoạt động này.

- Ngoài ra, theo trao đổi với TVĐHSPHN, còn có một khó khăn khác thường phát sinh trong quá trình chia sẻ nguồn lực thông tin. Đó là suy nghĩ cực đoan của một số cơ quan thông tin muốn độc quyền đối với những nguồn tài liệu quý hiếm hoặc ở mức độ thấp hơn là tâm lí chưa coi trọng đúng mức vai trò của chia sẻ nguồn lực thông tin. Vì thế các thư viện đại học có thể không nhận được sự hợp tác cần thiết trong quá trình chia sẻ.

2.2. Thư viện Đại học Thuỷ lợi (TVĐHTL)

TVĐHTL đến nay vẫn chưa tiến hành hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin. Đây là một nghịch lý nếu nhìn vào sự chuẩn bị của thư viện cho công tác này. Bởi lẽ:

- TVĐHTL đã có sự chuẩn bị sẵn sàng về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn tài liệu số cho việc chia sẻ trực tuyến nguồn tài liệu của mình: đã số hoá hơn 250 đầu sách tiếng Anh (toàn văn), các Cơ sở dữ liệu thư mục có khoảng 2500 đầu sách, 1000 luận án, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ. Ngoài ra TVĐHTL còn có một nguồn nhân lực đạt trình độ cao về thư viện số (được đào tạo ở nước ngoài).

- Ban lãnh đạo thư viện cũng đã chủ động đề ra cơ chế cho việc phát triển hoạt động chia sẻ nguồn tin của đơn vị mình: tập trung vào việc chia sẻ thông tin thư mục trực tuyến.

Tuy nhiên chia sẻ nguồn tin vẫn chưa được tiến hành chính thức ở TVĐHTL do một số nguyên nhân sau:

- TVĐHTL đang chờ đợi một cơ chế chung được ban hành để có thể tham gia chia sẻ nguồn tin cùng với các thư viện đại học khác.

- Trên thực tế, TVĐHTL đã chuẩn bị cho chia sẻ nguồn tin với một chi phí không nhỏ (ước tính khoảng hơn 10 tỷ VNĐ), nếu hoạt động chia sẻ chỉ được tiến hành từ một phía thì đây sẽ là thiệt thòi lớn cho bản thân đơn vị này. Điều đó cho thấy cần đảm bảo tính công bằng trong hoạt động chia sẻ mới thu hút được những thư viện đại học như TVĐHTL tham gia.

2.3. Thư viện Đại học Hà Nội (TVĐHHN):

TVĐHHN cũng là điển hình về việc có tham gia một cách thụ động vào chia sẻ nguồn lực thông tin, đa phần chỉ tiếp nhận từ các nguồn như Quỹ tài trợ, các tổ chức chuyên ngành quốc tế… Tuy nhiên, khác với TVĐHSPHN, TVĐHHN chủ yếu được nhận nguồn tài liệu thông qua hình thức trao đổi trực tuyến:

- TVĐHHN sử dụng các biểu ghi thư mục có sẵn của: Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Quốc gia Úc, Thư viện Quốc gia Việt Nam.

- TVĐHHN mua tài khoản của 2 cơ sở dữ liệu trực tuyến, đó là EBSCO host và Blackwell_Synergy. Hai cơ sở dữ liệu này cung cấp tài liệu toàn văn bằng tiếng nước ngoài dưới dạng file PDF.

- Quỹ Ephost cũng thường xuyên gửi các file PDF cho phòng Bổ sung của TVĐHHN qua email.

Về tài liệu truyền thống, TVĐHHN được nhận từ các Đại sứ quán và Ngân hàng Thế giới (World bank) một số tài liệu ngoại văn, ngoài ra thư viện đã từng tặng sách cho Đại học dân lập Hưng Yên.

2.4. Vai trò của Liên hiệp thư viện các trường ĐH phía Bắc:

Liên hiệp thư viện các trường Đại học phía Bắc là tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động chia sẻ nguồn tin giữa các thư viện Đại học ở phía Bắc. Chính tổ chức này là nơi có đủ khả năng để xây dựng một hệ thống liên kết các thư viện Đại học. Tuy nhiên trên thực tế, Liên hiệp chưa thực sự phát huy được vai trò của mình. Điều đó đã được phản ánh thông qua việc trao đổi với các thư viện Đại học trong quá trình khảo sát.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 62 - 64)