Một số nhận xét

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 90 - 94)

- Lao động để tạo ra các giá trị cho sự thỏa mãn Thông qua lao động sản xuất, bằng lao động của mình, con người sẽ nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận về quá trình sản xuất

3. Một số nhận xét

a) Bộ mặt của nông thôn Việt Nam qua sự phản ánh của báo chí 1919-1935 hết sức đen tối, tiêu điều. Đời sống của người nông dân bị vây hãm bởi những cơ chế bảo thủ, trì trệ, những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu. Đáng sợ hơn đó là xã hội nông thôn Việt Nam lại rất chậm đổi mới, khườc từ mọi sự cải cách. Bất chấp sự chuyển biến nhanh mạnh của bên ngoài, cuộc sống sau luỹ tre làng ấy hầu như không thay đổi.

b) Đặc điểm cái nhìn của báo chí đối với nông thôn:

Đề tài nông thôn được báo chí giai đoạn này khai thác hết sức hạn chế không xứng đáng với tầm quan trọng của nó. Chỉ là những bài báơ lẻ tẻ, rời rạc, chứ không trở thành một hệ thống, một mảng đề tài lớn trong nội dung của báo chí.

Báo chí 1919-1935 khi đề cập đến các vấn đề của nông thôn thì chủ yếu tập trung vào các mặt tiêu cực lạc hậu. Những nét đẹp, tích cực thì hầu như không được chú ý.

Những người viết báo song song với việc đả kích phê phán sự lạc hậu, trì trệ của nông thôn thường xuyên lấy hình ảnh nước ngoài (Pháp, Mĩ, Nhật Bản..) để so sánh với nông thôn Việt Nam.

Không chỉ phê phán, đả kích sự lạc hậu của nông thôn, mà trên một số vấn đề, báo chí 1919-1935 còn đưa ra rất nhiều biện pháp cải cách, đổi mới nông thôn.

c) Nguyên nhân dẫn đến cái nhìn của báo chí với nông thôn Việt Nam:

Thực trạng nông thôn Việt Nam phần lớn đúng với sự phản ánh của báo chí: trì trệ, lạc hậu do tàn dư của chế độ phong kiến để lại, do chính sách ngu dân của thực dân Pháp thi hành trên nước ta.

Một bộ phận nhà báo có khuynh hướng cách mạng viết về sự đen tối, ao tù nước đọng của nông thôn nhằm mục đich đấu tranh, chống đế quốc, chống phong kiến.

Bộ phận nhà báo thân thực dân cũng đả kích sự lạc hậu nông thôn một cách quyết liệt nhưng nhằm mục tiêu cổ vũ cho chương trình cải lương hương chính của thực dân Pháp, nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của chương trình này.

Về việc hay trích dẫn tư liệu nước ngoài để so sánh vớI nông thôn nước ta có thể hiểu nguyên nhân là do đội ngũ người viết báo, hầu hết là những trí thức tiểu tư sản có hiểu biết, học vấn cao, nhận thức được sự lạc hậu của nông thôn nước nhà, thấy được sự tiến bộ vượt bậc của văn minh phương Tây, nên họ có sự liên tưởng so sánh cũng là điều dễ hiểu.

Qua sự phản ánh của báo chí, nông thôn Việt Nam không thể hiện ra một cách khách quan, đúng với bản chất của nó. Cần có cái nhìn khách quan khoa học hơn về nông thôn Việt Nam. Không chỉ tập trung vào những nét tiêu cực như báo chí đương thời mà cần phải quan tâm đến cả những nét đẹp, sự tích cực của xã hội nông thôn.

Nông thôn ngày nay đã có nhiều sự biến đổi tích cực. Những hủ tục phần lớn đã được xoá bỏ. Nhưng trong bối cảnh thời đại mới đặt ra cho nông thôn Việt Nam rất nhiều thử thách. Đó là vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá là hết sức quan trọng, cùng với đó là yêu cầu, hội nhập, phát triển để không tụt hậu và có thể phát triển đi lên.

Báo chí trong thời đại ngày nay có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu rộng đến xã hội. Do đó nó có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, định hướng cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam. Góp phần phát huy bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

CẢNH CHỦ CHỐT TRONG PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Ngân

Lớp: K50 Báo chí và Truyền thông

Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Dương Xuân Sơn

A. MỞ ĐẦU

Cảnh chủ chốt có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với phóng sự truyền hình. Trong tất cả các khâu thực hiện phóng sự, cảnh chủ chốt luôn được ưu tiên xác định ở vị trí hàng đầu. Nó được coi như bộ xương sống giúp phóng sự đi đúng đề tài đã đặt ra và kiểm soát ý nghĩa mà phóng sự truyền tải.

Bài nghiên cứu khoa học sinh viên với đề tài “Cảnh chủ chốt trong phóng sự truyền hình” đưa ra những thông tin cơ bản nhất về cảnh chủ chốt dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu lý thuyết về “cảnh” của tác giả. Hiện nay, chưa có một tài liệu nào viết về “cảnh chủ chốt”, chính vì vậy, những khái niệm, cách phân loại, nhận định về chức năng cảnh chủ chốt mà tác giả đưa ra là hoàn toàn dựa trên ý kiến cá nhân, vì vậy còn có những thiếu sót nhất định.

Đây là đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn đối với nghề truyền hình. Những kiến thức này rất quan trọng đối với những người muốn theo đuổi nghề truyền hình hay mới bước vào nghề truyền hình.

B. NỘI DUNG

Chương I. Lý luận chung về “cảnh”

Tác giả đưa ra khái niệm về cảnh, từ đó so sánh cảnh trong phóng sự truyền hình với cảnh trong các thể loại khác như tin truyền hình, phim tài liệu…

Trên kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước, cũng như ghi chép lại trong quá trình tác nghiệp, tác giả thâu tóm lại thành một bảng “giá trị các cảnh”, bao gồm: cỡ cảnh tổng thể, cỡ cảnh người, độ nét sâu, động tác máy, góc quay, bố cục, nguyên lý 1/3, khuôn hình, không gian thở của hình, không gian nhìn, cân bằng, chuyển động trên màn hình và ánh sáng. Đây là những yếu tố rất cần thiết và có tác động trực tiếp tới một cảnh chủ chốt tốt.

Chương II. Xây dựng phóng sự từ cảnh chủ chốt

Ở chương này, toàn bộ kiến thức là do tác giải tư duy, lập luận, nghiên cứu để đưa ra. “Cảnh chủ chốt” là một cụm từ quen thuộc với những người làm truyền hình. Tuy nhiên, hiểu rõ thế nào là cảnh chủ chốt, làm thế nào để có cảnh chủ chốt tốt thì không nhiều người biết. Phần lớn là do kinh nghiệm và truyền miệng cho nhau.

Về khái niệm: Cảnh chủ chốt là những trường đoạn chính của phóng sự. Trong một phóng sự truyền hình có thể có 1 hoặc nhiều cảnh chủ chốt tùy theo độ ngắn dài và ý nghĩa phóng sự muốn truyền tải.

Tác giả chia cảnh chủ chốt làm hai loại, thứ nhất dựa trên tiêu chí chất lượng cảnh chủ chốt, thứ hai là dựa trên tiêu chí phương pháp ghi hình. Trong mỗi tiêu chí lại có 3

loại cảnh chủ chốt khác nhau. Cách phân loại này dựa trên phương pháp phân tích và nguyên tắc đồng nhất của logic học.

Cảnh chủ chốt là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong phóng sự truyền hình. Tuy nhiên, để làm rõ hơn về chức năng của cảnh chủ chốt, tác giả đã tóm lược lại thành 3 chức năng sau:

- Chức năng trụ cột: cảnh chủ chốt như bộ khung xương của cơ thể phóng sự. Muốn có một phóng sự hay thì cảnh chủ chốt phải chắc chắn, gọn gàng.

- Chức năng đóng khung chủ đề: cảnh chủ chốt như một chiếc hộp gói gọn phóng sự vừa vặn trong đó, thành một khối toàn vẹn, vuông vắn, không để lọt ra ngoài, đi sai lệch chủ đề.

- Chức năng “vừa đủ”: Cảnh chủ chốt cung cấp đủ thông tin cho khán giả, không bị “bão hòa” thông tin và xuất hiện những thông tin thừa gây nhiễu cho các thông tin khác.

Và cuối cùng là những kinh nghiệm để có được một cảnh chủ chốt tốt. Đây là yếu tố rất quan trọng khi làm truyền hình, có khả năng ứng dụng cao.

Chương III. Phân tích cảnh chủ chốt trong phóng sự “Ước mơ xanh” – VTV6 – ĐTH Việt Nam

Phóng sự “Ước mơ xanh” thuộc tiểu mục Chia sẻ cùng tôi, chương trình Thế Hệ Tôi – VTV6 – ĐTH VN phối hợp với Khoa Báo Chí – trường ĐH KHXH&NV thực hiện. Đặc trưng của tiểu mục Chia sẻ cùng tôi là phong cách tâm sự, chia sẻ cảm xúc. Đề tài của phóng sự “Ước mơ xanh” nói về một sinh viên khoa Sư phạm giáo dục đặc biệt – ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ cảm xúc của mình khi theo học một nghề đầy khó khăn và thử thách.

Ở bài NCKH này, tác giả phân tích cảnh chủ chốt trong phóng sự “Ước mơ xanh” dưới hai góc độ: thứ nhất là yếu tố logic các cảnh chủ chốt, thứ hai là góc độ tiếp cận với các cảnh chủ chốt. Với cả hai yếu tố cơ bản trên cho thấy, “Ước mơ xanh” là một phóng sự có cảnh chủ chốt tốt. Tất nhiên, thành công của phóng sự này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như lời bình, âm nhạc… nhưng không thể không kể đến yếu tố cảnh chủ chốt. Chính cảnh chủ chốt đã giúp người xem tiếp cận dễ dàng với nhân vật và chia sẻ cảm xúc với nhân vật. Điều đáng lưu ý nhất ở đây là góc đọ tiếp cận theo đường ngang, đường thẳng đứng hay đường chéo đều được đặt rất đúng bối cảnh, tâm trạng. Tuy đề tài không mới mẻ nhưng cảnh chủ chốt tốt giúp cho phóng sự đã vượt qua các phóng sự khác để lắng đọng trong lòng khán giả.

KẾT LUẬN

Cảnh chủ chốt là yếu tố không thể thiếu trong phóng sự truyền hình. Người làm truyền hình phải xác định cảnh chủ chốt như bộ xương để trên cơ sở đó, tô vẽ thêm da thịt, tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN TỪ TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIÊN TRƯỜNG ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN TỪ TÍNH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI

VIỆT

Sinh viên thực hiện: Đặng Hoàng Ngân

Lớp: K51 Tâm lý học

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thu Hương

A. MỞ ĐẦU

Việc đổi mới phương pháp học tập, lấy người học làm trung tâm, phát huy tính năng động, tích cực và tinh thần học hỏi của sinh viên đã khiến cho mô hình học nhóm ngày càng được đưa vào áp dụng và bước đầu được sinh viên nước ta hưởng ứng.

Làm việc và học tập theo nhóm một cách hợp lí sẽ mang lại kết quả tốt và nhiều kinh nghiệm cho người tham gia. Tuy nhiên, ở mỗi nền kinh tế - xã hội khác nhau, nơi mà yếu tố văn hoá đã để lại đặc thù trong cách sống của con người thì việc áp dụng các mô hình lí thuyết lại rất khác nhau. Đề tài nghiên cứu nhằm động viên và bước đầu đề xuất các ý kiến phát triển khả năng học tập theo nhóm của sinh viên, phù hợp đặc thù văn hoá, tâm lý dân tộc và khối ngành theo học, đồng thời, đề tài cũng gợi mở với những người có cùng mối quan tâm đến vấn đề này.

B. NỘI DUNG

Chương I. Những khái niệm chung

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 90 - 94)