- Lao động để tạo ra các giá trị cho sự thỏa mãn Thông qua lao động sản xuất, bằng lao động của mình, con người sẽ nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận về quá trình sản xuất
2. Phương thức sáng tạo nhịp điệu của Nguyễn Tuân
2.1. Cách thức sử dụng dấu câu
Dấu câu là một phương tiện, đồng thời là một dấu hiệu để phân tách nhịp điệu. Ví dụ:
(Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép.) Vút, /vút,/ cửa ngoài,/ cửa trong, /lại của trong cùng,/ thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, /vừa xuyên vừa tự động lái được / lượn được.
Câu văn dài 30 âm tiết, được ngắt làm 8 nhịp bởi các dấu phẩy. Sự chia cắt nhịp liên tiếp đó giúp nhà văn thể hiện được tính tốc độ, tính khẩn trương gấp gáp của sự vật, sự việc.
Nhưng điểm khác biệt của Nguyễn Tuân nằm ở việc ông không sử dụng dấu câu ở những chỗ thông thường vẫn được ngắt nhịp. Trong bất cứ tác phẩm nào của ông, ta cũng có thể nhận thấy có những câu rất dài nhưng lại rất ít dấu câu. Ví dụ:
Có hơi nóng đốt hương, hương ban bốc mạnh lên như cái ngào ngạt hấp hơi của một gian buồng nhiều vòng hoa hồng nẫu cánh vì tiếng nhị tiếng sáo và hơi trầm hơi nến.
Chính lối viết “tiết kiệm” dấu câu rất đặc trưng này đã làm nên phong cách nhịp điệu rất riêng của Nguyễn Tuân, ít thấy ở các nhà văn hiện đại khác.
2.2 Cách thức mở rộng các đoản ngữ câu
Trong khi viết văn, Nguyễn Tuân có xu hướng thường xuyên mở rộng các đoản ngữ trong câu. Điều này ảnh hưởng lớn đến độ dài và nhịp điệu của câu. Chẳng hạn: Dải đường như búp chỉ hồng hoàng rối không gỡ ra được (Nhật kí lên Mèo). Ý của câu văn sẽ không thay đổi nếu như nhà văn chỉ viết: Dải đường như búp chỉ hồng rối, và câu văn không có nhịp điệu gì độc đáo. Nhưng việc mở rộng đoản ngữ đã khiến cho câu văn dài hơn và nhịp điệu do đó cũng bị kéo dài.
2.3. Cách thức sử dụng từ láy của Nguyễn Tuân
Thông thường từ láy được sử dụng với mục đích tăng tác dụng tượng hình, tượng thanh. Nhưng trong các tác phẩm kí của Nguyễn Tuân, đó là một phương thức sáng tạo nhịp điệu. Ta có thể thấy điều đó qua việc phân tích các ví dụ sau:
Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá.//(Người lái đò sông Đà)
Sự xuất hiện của hồng hộc trong đoản ngữ làm vị ngữ đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá đã đẩy cho nhịp điệu đi nhanh hơn, thích hợp cho việc miêu tả một cái gì dữ dội.
2.4. Các phương thức tạo nên sự cân đối nhịp điệu
Như ta đã biết sự cân đối về ngữ nghĩa là một trong những nguyên nhân của sự cân đối về nhịp điệu. Văn xuôi Nguyễn Tuân rất chú trọng sự cân đối hình ảnh, nhịp điệu trong khi miêu tả sự vật, hiện tượng. Chúng tôi đã quan sát thấy ông sử dụng các phương thức sau đây để tạo nên tính cân đối cho nhịp điệu văn xuôi của mình:
Xét ví dụ:
- Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng/, dài hàng cây số nước xô đá,/ đá xô sóng,/ sóng xô gió/,cuồn cuộn luồng gió cứ gùn ghè suốt mấy năm/ như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đây.//
Theo khảo sát của chúng tôi, mật độ lặp từ và cấu trúc trong kí Nguyễn Tuân rất cao, ta có thể quan sát thấy trong bất cứ một trang văn nào. Những từ và cấu trúc được lặp lại trong cấu tương đương nhau về số lượng âm tiết, hoặc từ/cấu trúc được lặp lại thường dài hơn.
Chúng ta cùng xem xét ví dụ sau đây:
Bầu trời bản Mèo trong lành hơn đâu hết, /và người Mèo yêu chính nghĩa yêu tình thủy chung / cũng là những người chào mặt giời mọc chào mặt giời lặn trước hết và sau hết mọi dân tộc khác ở Tây Bắc.// (Nhật kí lên Mèo)
Câu văn có hai kết cấu lặp lồng vào nhau: kết cấu yêu chính nghĩa yêu tình thủy chung được đặt vào trong một kết cấu lặp dài hơn là …hơn hết…trước hết và sau hết…
Việc lồng ghép những kết cấu lặp trong câu văn này đã khẳng định ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, lặp mà không hề gây nhàm chán, vì ông không lặp y nguyên một kết hợp từ/một cấu trúc nào mà luôn luôn có sự biến đổi vể hình ảnh, về số lượng âm tiết.
Trong bút kí “Xòe”, chúng tôi còn bắt gặp một hiện tượng lặp rất thú vị. Đó là lặp lại cấu trúc ở hai câu văn cuối của hai đoạn văn liền nhau:
(…) Tôi muốn / tiếng thác SĐ trả lại cho tôi cái bài đồng ca lặng ngắt của cả cái đoàn thợ giặt đau khổ này.//
(…)Tôi muốn/ tiếng thác SĐ hãy ngừng reo ngừng xô đá ngã ba sông,/ trong một tích tắc, / cho tôi được nghe lại một lời nói thầm rất nhanh/ giữa những cặp nam nữ nạn nhân này của vua Đèo.//
Hiện tượng này không nhiều và sự xuất hiện của nó gây một ấn tượng mạnh với độc giả. Nó có tác dụng mang lại cho người ta một cảm xúc,một nhịp điệu (đã được tạo ra từ trước) khi mà người ta không hề nghĩ rằng nó sẽ xuất hiện. Sự đa dạng trong cách thức lặp tu từ của Nguyễn Tuân đã cho thấy phương thức lặp là một công cụ hữu hiệu để ông tạo nên đặc trưng cân đối trong nhịp điệu văn xuôi của mình.
b. Biến đổi các từ ghép thành các kết hợp dài hơn
Chúng tôi đã quan sát thấy Nguyễn Tuân có xu hướng tách đôi hai yếu tố của một từ ghép đẳng lập, biến kết hợp A-B thành [Ax]-[Bx]hoặc [xA]-[xB]. Ví dụ:
− Thuyền xuôi [xA] thuyền ngược [xB] / không ai qua Quỳnh Nhai mà không dừng chèo.//
− Nhưng cũng như người Mèo kêu mỏi chân khi giẫm lên đồng bằng thiếu dốc [xA]
thiếu đèo [xB],// ông bảo rằng: /Chạy thuyền trên khúc sông không có thác/ nó dễ
dại tay [xA] dại chân[xB] và buồn ngủ. //(Người lái đò Sông Đà)
Những kết hợp [xA]-[xB] hoặc [Ax]-[Bx] như vậy làm ngữ đoạn được mở rộng, dài hơn và mang tính đối xứng nội bộ. Hiện tượng này xuất hiện không quá phổ biến,
nhưng mỗi lần xuất hiện đều ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu của ngữ đoạn và để lại ấn tượng trong cảm nhận của người đọc.
c. Sử dụng những kết hợp đồng nghĩa hoặc gần nghĩa đứng cạnh nhau
Khi miêu tả hay đánh giá, Nguyễn Tuân đôi khi đặt cạnh nhau những kết hợp có cùng quy chiếu hoặc thuộc cùng một trường nghĩa, có tác dụng mô tả, giải thích cho nhau. Khi bỏ đi một kết hợp, câu văn hoàn toàn không bị ảnh hưởng về cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa. Điều này cho thấy việc sắp đặt như vậy là một dụng ý của tác giả trong xây dựng nhịp điệu văn xuôi. Những kết hợp này thường tương đương về độ dài âm tiết, khi đặt cạnh nhau chúng làm cho nhịp điệu của câu văn bị “dãn”, kéo dài nhịp điệu câu văn, và tất nhiên là làm câu văn trở dài hơn, cân đối hơn. Ví dụ:
− (…) nó là thứ lửa /mà không một thỏi vàng giả,/ một cục vàng phanào chịu nổi.//
Việc sử dụng những kết hợp cùng quy chiếu, cùng trường nghĩa như vậy ngoài phục vụ cho mục đích miêu tả, giải thích của tác giả, có một tác dụng hiển nhiên là làm cho câu văn dài ra và nội bộ câu văn được cân đối.
d. Sử dụng những kết hợp đối xứng về nghĩa
Những kết hợp đối xứng về nghĩa là những kết hợp có những nét nghĩa sở chỉ đối lập nhau.
Ví dụ:
− Ngày tết thấy nhớ nhà,/ người nào cũng có khóc một lần dài/ hoặc khóc làm nhiều lần ngắn.//
− Hôm nay người ấy đi /rồi mai mốt người ấy lại về.//
Trong câu, giữa các kết hợp đối xứng nghĩa thường là các quan hệ từ (và, lại, rồi, …), sự xuất hiện của chúng là do nhu cầu biểu đạt về mặt ngữ nghĩa. Nhưng cũng vì sự xuất hiện của các quan hệ từ như vậy mà nhịp điệu thường được cắt ra một cách dễ dàng, thường là nhịp sau dài hơn nhịp trước.