Vai trò của thành Thăng Long thời Lý – Trần

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 53 - 58)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

4. Vai trò của thành Thăng Long thời Lý – Trần

4.1 Thăng Long – trung tâm chính trị, quân sự

- Thăng Long luôn là nơi đứng chân của triều đình phong kiến.

- Kinh đô ở vào nơi trung tâm của đất nước, tiện cho việc chỉ đạo thực hiện các chính sách của triều đình, lại tiện cho việc giao lưu giữa các vùng miền.

- Thăng Long là nơi tiêu biểu cho trình độ kiến thức, trí tuệ, ý chí chiến đấu và khả năng sáng tạo của toàn dân, là nơi gửi gắm lòng tin vào thắng lợi, niềm hy vọng vào tương lai của đất nước.

4.2. Thăng Long – trung tâm kinh tế

- Nông nghiệp: có những trang viên rộng lớn…

- Thủ công nghiệp: nghề mộc, nghề gốm, nghề sành sứ, nấu rượu, làm giấy, nghề đúc đồng, dệt vải, làm quạt...

- Thương nghiệp và ngoại thương: + Mạng lưới chợ có mặt dày đặc.

+ Các thương gia của Trung Hoa, Chiêm Thành, Chân Lạp, Ấn Độ... đã tới Vân Đồn hoặc dọc theo biên giới để trao đổi, buôn bán.

- Tổ chức: chia làm các phường rất quy củ.

4.3. Thăng Long – trung tâm văn hóa

- Nhìn dưới góc độ nghệ thuật, Thăng Long là một thành tựu kiến trúc đặc sắc với mô hình “tam trùng thành quách”.

- Thăng Long được xem là cái nôi của nền văn hóa bác học đồng thời là nơi nền văn hóa dân gian được định hình.

- Thăng Long là mảnh đất hội tụ và đào luyện nhiều nhân tài cho đất nước.

- Thăng Long là nơi thường xuyên hội tụ văn hóa bốn phương và đạt được những thành tựu cách tân xuất sắc.

III. KẾT LUẬN

- Thăng Long là tòa thành có giá trị lớn nhất, giữ vai trò kinh đô của cả nước trong thời gian dài.

- Thăng Long là niềm tự hào của nhân dân thủ đô nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung.

- Nó là biểu tượng thiêng liêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến đồng thời là mảnh đất màu mỡ hứa hẹn nhiều khám phá, phát hiện độc đáo cho giới sử học nói chung và khảo cổ học nói riêng.

NHỮNG CẢI CÁCH CỦA VENEZUELA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG HUGO CHAVEZ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG HUGO CHAVEZ

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Hà

Lớp: K50 Quốc tế học

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy

1. Những năm đầu thế kỷ 21 đánh dấu một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của lực lượng cánh tả trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ Latinh. Thực tế này đã trở thành một hiện tượng chính trị thế giới nổi bật trong thời kỳ sau chiến tranh Lạnh. Được coi là lá cờ đầu của phong trào cánh tả Mỹ Latinh, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cùng những hoạt động cải cách thiên tả do ông khởi xướng cho đến nay đang giành được sự quan tâm theo dõi của dư luận quốc tế. Nghiên cứu về vấn đề này, người viết muốn tìm hiểu kỹ hơn về một con đường phát triển mới, một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh phong trào cộng sản và phong trào công dân đang từng bước phục hồi sau cuộc khủng hoảng sâu sắc từ cuối thập kỷ 1980 của thế kỷ XX. Kinh nghiệm của cuộc cải cách ở Venezuela hiện nay sẽ mang lại những bài học thực tiễn có giá trị cho các nước đang phát triển, giúp các nước tìm được hướng đi phù hợp với tình hình trong nước và xu thế mới của thời đại.

Bài viết gồm có 3 phần chính. Phần 1 tìm hiểu bối cảnh trong nước và quốc tế để thấy được nguyên nhân thúc đẩy quá trình cải cách. Phần 2 - phần chính đề cập đến những hoạt động cải cách đã và đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Và từ những tác động thực tiễn của cuộc cải cách ở Venezuela trong thời gian qua. Phần 3 đưa ra một số nhận xét cùng với những đánh giá về triển vọng của hoạt động cải cách trong thời gian sắp tới.

Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền vào tháng 2/1999, trong bối cảnh đất nước Venezuela đang trong tình trạng bất ổn về chính trị, khủng hoảng về kinh tế và nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Tình trạng vi phạm nhân quyền, bất bình đẳng xã hội diễn ra phổ biến; tham nhũng cửa quyền đã đến mức nghiêm trọng khiến người dân mất tin tưởng vào chính quyền, vào chế độ dân chủ hiện tại. Nền kinh tế Venezuela chịu tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đói nghèo, thất nghiệp gia tăng. Tình hình trên đã phản ánh sự bất lực của chính phủ hiện tại, đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng thực sự đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ trên. Cũng như ở Venezuela trong giai đoạn này tình hình khu vực Mỹ Latinh cũng hết sức ảm đạm. Trước bối cảnh đầy thách thức ở Venezuela và khu vực Mỹ Latinh, cuộc cải cách của Tổng thống Hugo Chavez vừa đáp ứng yêu cầu cấp bách thực tế trong nước vừa phản ánh xu thế tất yếu của thời đại mới trong khu vực.

2. Cuộc cải cách do Tổng Thống Chavez tiến hành ở Vênezuela từ năm 1999, diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Mục tiêu của cuộc cải cách nhằm đưa đất nước Venezuela thoát ra khỏi tình trạng hiện tại, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI. Cải cách chính trị được xem là tâm điểm trong chương trình cải cách toàn diện Venezuela. Sau gần một năm cầm quyền, Tổng thống Chavez đã tiến hành sửa đổi hiến pháp với mục đích chống tham nhũng, bảo vệ nhân quyền, bảo vệ chân lý và phát triển kinh tế đất nước. Hiến pháp mới năm 1999 đã khắc phục nhiều khiếm khuyết tồn tại trong hiến pháp 1961, lập ra một kỉ nguyên mới gọi là “nền Cộng hòa thứ 5”. Theo hiến pháp

này, hệ thống quyền lực nhà nước chia thành 5 nhánh. Ngoài 3 nhánh quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) còn có thêm 2 nhánh quyền lực nữa là: Hội đồng Đạo Đức Quốc Gia và Hội đồng Bầu cử Quốc Gia. Hiến pháp 1999 cũng nâng thời gian nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm và tăng quyền lực tập trung vào tay tổng thống và chính quyền trung ương nhiều hơn. Nhằm giúp người dân nghiên cứu, tìm hiểu về CNXH, Venezuela đã thành lập các "Trung tâm thông tin về CNXH" ở nhiều nơi và đây là một phần trong kế hoạch cải cách giáo dục gắn với giáo dục tư tưởng CNXH. Ngoài ra còn có nhiều sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức của Quốc hội Venezuela. Trên lĩnh vực đối ngoại, Tổng thống thực thi chính sách ngoại giao độc lập cứng rắn: chống Mỹ mạnh mẽ và gay gắt, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Cùng với đó, hội nhập khu vực Mỹ Latinh luôn là vấn đề được ông Chavez coi là mấu chốt trong chính sách ngoại giao của mình. Cải cách xã hội được tiến hành nhiều nhất và rộng rãi nhất. Nhiều luật mới tiến bộ đã được ban hành trong đó nổi bật nhất là luật đất đai nhằm phân phối lại thu nhập, mang lại dân chủ, lợi ích cho dân nghèo. Vấn đề nhân quyền được đề cao, cộng đồng người da đỏ được quan tâm nhiều hơn. Chính phủ còn tiến hành nhiều chương trình nhằm cải thiện đời sống, phát triển giáo dục, y tế cộng đồng. Cùng với việc tiến hành cải cách chính trị, xã hội, chính phủ của ông Hugo Chavez đã thúc đẩy những cải cách kinh tế quan trọng như tiến hành quốc hữu hóa nhiều ngành kinh tế của đất nước, mở rộng sự kiểm soát của nhà nước đối với lĩnh vực ngân hàng, rút khỏi IMF, WB; giảm sự phụ thuộc trong quan hệ thương mại với Mỹ, tăng cường hợp tác kinh tế với các nước xung quanh. Với hàng loạt các cải cách trên, Tổng thống Chavez đã tạo được dấu ấn quan trọng trong cuộc đời hoạt động chính trị của mình ở cả trong nước, trong khu vực và trên thế giới.

Những cải cách của chính quyền Tổng thống Hugo Chavez đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế chính trị xã hội Venezuela. Chỉ trong một khoảng thời gian không dài, Venezuela đã thu được nhiều thành tựu quan trọng mang tính bước ngoặt góp phần làm thay đổi bộ mặt đất nước. Dân chủ được đảm bảo tốt hơn, vị thế quốc gia được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, kinh tế đã dần khắc phục được những yếu kém đang từng bước tăng trưởng... Lĩnh vực xã hội được coi là lĩnh vực gặt hái được nhiều thành công nhất trong công cuộc cải cách của tổng thống Hugo Chavez. Cho tới nay, có tới gần 5 nghìn trường học với hơn một triệu học sinh nghèo được học miễn phí, được phát đồng phục, sách giáo khoa và bút; hàng nghìn sinh viên nghèo được nhận học bổng nhà nước. Chương trình giáo dục mang tên Robinson đã xóa mù cho 1,2 triệu người. Thành tựu giáo dục ở Venezuela thực sự là một điểm sáng ấn tượng đối với nhiều nước Mỹ Latinh hiện nay. Về Chương trình y tế cộng đồng cũng được thực hiện tích cực. Chỉ tính riêng năm 2004 đã có 50 triệu lượt người được khám bệnh miễn phí. Chiến dịch chăm sóc sức khỏe cộng đồng mang tên Veusa với sự giúp đỡ của 13000 bác sĩ Cuba đã được triển khai hiệu quả. Venezuela đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho những nhóm người bị gạt ra ngoài xã hội. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm, tuổi thọ tăng lên. Trong 8 năm điều hành đất nước, nền kinh tế Venezuela từng bước thoát khỏi khó khăn rồi tăng trưởng tuy ở mức thấp nhưng liên tục tăng năm sau cao hơn năm trước. Nợ nước ngoài giảm, dự trữ ngoại tệ tăng. Đời sống nhân dân ngày càng được ổn định, thu nhập không ngừng nâng cao. Trong lĩnh vực chính trị Venuezuela cũng đã ghi được những dấu ấn quan trọng, nổi bật. Bộ máy nhà nước được phân chia thành 5 nhánh đã đảm bảo tốt hơn quyền người dân. Mô hình quyền lực này có thể xem như là một thử nghiệm mới về phát triển thể chế nhà nước trong thời kỳ mới phù hợp điều kiện đặc trưng trong nước và khu vực. Thay đổi lớn của Hiến pháp về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân đã tạo cơ hội lớn cho người dân

nghèo, người da đỏ khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Hoạt động chống tham nhũng kiên quyết của chính phủ cũng đã thu nhiều kết quả đáng kể góp phần làm nâng cao sức mạnh của các bộ máy nhà nước và tăng niềm tin của người dân. Về ngoại giao, nhờ vai trò thúc đẩy hợp tác tích cực của tổng thống Chavez mà quá trình liên minh liên kết trong khu vực Mỹ Latinh đang diễn ra sôi động và có hiệu quả thiết thực. Tuy chưa thoát khỏi hoàn toàn sự lệ thuộc vào Mỹ, nhưng chính sách của Venezuela và các chính phủ cánh tả nắm quyền khác ở Nam Mỹ đã thể hiện xu hướng có tính độc lập hơn với Hoa Kỳ. Những thành tựu trên đã phán ánh đường lối cải cách hợp lý, đúng đắn và tiến bộ của Tổng thống Chavez. Nhờ đó uy tín của Tổng thống lên cao và ông ngày càng nhận được sự đồng tình ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, qúa trình cải cách không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi. Trong suốt 8 năm cầm quyền vừa qua hầu như không lúc nào Tổng thống Chavez không phải đối mặt với các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trong nước và sự phản đối mạnh mẽ từ phía Mỹ. Đó cũng là những nguyên nhân chính khiến chính trường chính trị Venezuela luôn nóng bỏng trong thời gian qua.

Dù còn nhiều ý kiến trái ngược xung quanh Tổng thống Venezuela và chương trình cải cách của ông, nhưng những đóng góp của ông Chavez đối với thế giới vẫn được ghi nhận. Xu hướng và đường lối cải cách là tất yếu phù hợp với đòi hỏi thực tế của đất nước và phù hợp với xu thế thời đại. Lựa chọn phát triển đất nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa trong thể kỷ mới là sự lựa chọn hợp lý đối với Venezuela. Đó là một mô hình xã hội chủ nghĩa mới, xã hội chủ nghĩa của thế kỷ XXI. Nó có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những nét mới so với mô hình xã hội chủ nghĩa ở các nước khác. Ta thấy những cải cách của Venezuela có phần gần hơn với mô hình phát triển của Cuba, đó là hướng tới an sinh xã hội nhiều hơn, trong đó đặc biệt tập trung đến lĩnh vực y tế và giáo dục. Phải chăng mô hình đó phù hợp với đặc thù khu vực Mỹ Latinh –nơi mà tồn tại nhiều mẫu thuẫn xung đột giữa các chủng tộc người trong xã hộị. Mô hình này sẽ được thời gian và thực tế kiểm nghiệm. Trong tới gian tới, quá trình cải cách sẽ gặp nhiều thuận lợi đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Tổng thống Chavez và những người cùng lý tưởng sẽ phải nỗ lực rất nhiều để chèo lái con thuyền cải cách đi lên trước bão gió và để làn gió của một xã hội mới thổi khắp cả khu vực Nam Mỹ

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 53 - 58)