VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUYỀN THÔNG THÁI LAN

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 61 - 62)

DI DÂN CỦA VÙNG THANH NGHỆ DƯỚI THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN (TỪ NỬA SAU THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XVII)

VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUYỀN THÔNG THÁI LAN

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Hiền

Lớp: K50 Đông Phương học

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Tương Lai

Đất nước Thái Lan nổi tiếng không chỉ là sứ sở của chuà Tháp và tượng Phật mà còn là mảnh đất của các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống với nhiều nét đặc sắc như sân khấu, văn hóa, hội họa,… Báo cáo này xin nêu ra một cách khái quát về các loại hình sân khấu Thái Lan.

Nhìn chung, sân khấu Thái Lan không phân biệt quá rạch ròi các loại hình ca, múa, nhạc như ở phương Tây. Cốt truyện mang đậm tính chất tôn giáo, phạm vi biểu diễn rộng rãi, không giới hạn người diễn và người xem. Sân khấu Thái Lan có một hệ thống các nhạc cụ phong phú. Biểu diễn sân khấu là sự kết hợp của nhiều yếu tố nghệ thuật như kể chuyện, ngâm thơ, hát, múa…, nên chúng tôi chỉ khái quát về sân khấu Thái lan qua những yếu tố chính như sau: Kịch, múa và nhạc cụ.

Kịch xuất hiện từ thế kỉ XII, có loại mang đậm tính chất tôn giáo như Khổn, Ra Băm, Nẳng nhưng cũng có loại chỉ dân dã như La-khon, Xể - pha, Li Kê…

Kịch Khổn có từ trước năm 1252, nguồn gốc từ nam Ấn Độ, được trình diễn trong các dịp quan trọng đặc biệt của hoàng gia. Diễn viên là nam giới, chỉ diễn để minh họa cho tiếng hát và nhạc phát ra từ hậu trường. Diễn viên đeo mặt nạ và hóa trang lộng lẫy. Nội dung buổi diễn dựa trên truyện Ramakien.

Kịch La-khon có nguồn gốc từ Malaixia và Indônexia, vào Thái Lan từ thế kỉ XVI, được biểu diễn tại các nơi công cộng trong các lễ hội dân gian. Diễn viên trước đây chỉ gồm ba nam giới, sau này không giới hạn về số lượng. La Khon không có kịch bản cố định.

Kịch LiKê là thể loại kịch kể chuyện bằng văn xuôi, được biểu diễn trong lễ Tụng kinh của nhà thờ hồi giáo như một thú vui, sau này biến đổi thành kịch và kịch múa. Tất cả các vở kịch đều theo một cốt truyện nhất định.

Kịch Xể Pha: là loại kịch mà toàn bộ kịch bản là một chuỗi ca ngâm, có từ thời Ayutthaya, trong khi kể chuyện có kèm theo cả thi đấu, nội dung dựa trên những câu chuyện ít nhiều có thật ở địa phương.

Trong nghệ thuật nói chung và trong sân khấu Thái lan nói riêng, âm nhạc đóng góp một phần quan trọng trong việc làm tăng thêm vẻ đẹp cho mỗi loại hình. Việc kết hợp các nhạc cụ trong khi biểu diễn đã có từ lâu trong lịch sử sân khấu Thái Lan. Nhạc cụ Thái Lan có sự vay mượn nhều từ các nhạc cụ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước ở Đông Nam Á, tuy nhiên khi du nhập vào Thái Lan đều có sự biến đổi cho phù hợp với từng loại hình biểu diễn. Các nhạc cụ phổ biến thường dùng đó là: Đàn, kèn, trống.

Đàn bao gồm nhiều loại như đàn giây, đàn nguyệt, …. Có thể kể đến như đàn Jakhae, Krajappi, Saw Sam Sai, Saw U…

Kèn Thái Lan có đủ loại âm cao, âm trầm và âm trung. Ngoài các loại kèn truyền thống, người Thái Lan còn du nhập một số loại đàn nước ngoài ở Malaixia hay Inđônêxia.

Trống là một trong số các loại nhạc cụ truyền thống được sử dụng sớm nhất ở Thái Lan, phát triển phong phú về thể loại.

Múa chiếm một phần quan trọng trong sân khấu Thái Lan. Hầu hết các vở kịch đều được biểu diễn bằng các điệu múa. Mỗi thể loại kịch có trong cả đời sống hiện thực của

người dân Thái Lan. Việc phân loại các loại hình múa Thái Lan có thể chia theo ba cách như sau: chia theo tính chất, theo số lượng người diễn và chia theo vùng.

Kết luận: Sân khấu Thái Lan với sự đa dạng về thể loại và bề dày truyền thống vẫn liên tục được phát huy và duy trì cho đến tận ngày nay, đã góp phân không nhỏ cho việc làm phong phú thêm nền văn hóa Thái Lan.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 61 - 62)