Quan điểm nhân học độc đáo của Xôcrat.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 29 - 30)

IV. Quốc hoa của Việt Nam

2. Quan điểm nhân học độc đáo của Xôcrat.

Xôcrat là nhà triết học đầu tiên đã đặt con người, mục đích tồn tại của con người, các đặc điểm của bản tính con người vào trung tâm suy nghĩ của mình. Quan niệm “Hãy tự

biết lấy chính mình” đã được Xôcrat gắn chặt với triết học nhân bản, xoay quanh nhận thức cá nhân của con người, hay nói cách khác, đó là sự tự ý thức của chủ thể nhận thức.

- Học thuyết đạo đức gồm 3 bộ phận: Học thuyết về phúc lợi (kiềm chế, dũng cảm và sự công bằng), về các đức hạnh và về các nghĩa vụ.

Xôcrat coi phúc lợi là cái qui định mục đích cuộc sống của con người, là cái mà con người cần hướng tới để trở thành người hạnh phúc. Phúc lợi (điều tốt) là thoả mãn, hài lòng còn cái ác là khổ đau.

Còn đức hạnh là những phẩm chất tích cực của con người, là cái hoàn toàn khác với những khuyết tật mà con người không thể tránh khỏi. Để đạt tới phúc lợi, con người cần phải có những phẩm chất cụ thể, những đức hạnh: những sự kiềm chế (tự chủ), sự dũng cảm và sự công bằng. Ba đức hạnh này, theo Xôcrat cộng lại chính là sự thông thái.

Sự thông thái là đức hạnh nói chung và thể hiện ở khả năng phân biệt cái tốt với cái xấu, cái hữu ích với cái vô ích.

Các nghĩa vụ là luật mà con người có lí tính cần phải tuân theo. Hiểu luật có nghĩa là hiểu mối liên hệ của nó với phúc lợi (hạnh phúc) và các đức hạnh.

Xôcrat cố gắng xây dựng một học thuyết hoàn chỉnh về con người và bản tính con người từ quan niệm độc đáo về tâm hồn con người, về giá trị cuộc sống của con người. Xôcrat cho rằng cội nguồn của cái ác là sự không có tri thức và sự không có tri thức là sản phẩm của tình trạng tâm hồn hỗn loạn, của việc lí tính không có khả năng khắc phục những dục vọng. Với Xôcrat thì cái ác và sự không có tri thức là đồng nhất. Và với ông, nếu con người hiểu biết (có tri thức) về một cái gì đó mà họ cho là cái ác, cái chỉ đem lại cho họ điều xấu xa thì họ sẽ không làm điều đó. Do vậy, nghĩa vụ của nhà triết học cũng như nghĩa vụ của bất kì ai có tư duy là ở chỗ, giúp đỡ người khác trải qua con đường nhận thức có lôgic và phúc lợi, đức hạnh và nghĩa vụ để hướng tới một cuộc sống đức hạnh.

Coi quan điểm về sự chế định trực tiếp về mặt lôgic của đạo đức bởi tri thức mà Xôcrat xây dựng và bảo vệ là thuyết chủ trí đạo đức học (Nội dung: đức hạnh luôn là tri thức, khuyết tật luôn là sự dốt nát, không ai có thể mắc tội một cách có ý thức mà chỉ làm cái ác vì không có tri thức).

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w