M Phản ứng

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 117 - 121)

- Lao động để tạo ra các giá trị cho sự thỏa mãn Thông qua lao động sản xuất, bằng lao động của mình, con người sẽ nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận về quá trình sản xuất

M Phản ứng

Phản ứng R MỤC ĐÍCH ĐỘNG CƠ CHỦ THỂ NHU CẦU HOÀN CẢNH

Mỹ phẩm được định nghĩa như sau: “Mỹ phẩm là sản phẩm được chế tạo nhằm mục đích làm sạch cơ thể, làm tăng thêm vẻ đẹp, làm tăng sự hấp dẫn, làm thay đổi diện mạo bên ngoài, giúp bảo vệ, nuôi dưỡng các mô tạo nên bề ngoài cơ thể”. (Theo Blakiston’s Gould Medical Dictionary, 1972 và Dictionnaire médical, Masson, Paris, 1996)

Nói chung mỹ phẩm có thể được chia thành 3 loại:

Loại thứ nhất là mỹ phẩm bề ngoài: các sản phẩm trang điểm bề mặt (sản phẩm make up, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc...). Các sản phẩm này chỉ tác động đến vẻ bề ngoài chứ không đi sâu vào sinh lý da.

Loại thứ hai là mỹ phẩm: bao gồm các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng da làm chậm các quá trình biến đổi sinh lý của da (ví dụ như quá trình lão hóa) hay bảo vệ da chống lại các tác nhân bên ngoài (ô nhiễm ánh nắng, chất kích ứng...).

Nhóm cuối cùng là các mỹ phẩm đặc trị được sử dụng khi người ta thất bại trong dự phòng (ví dụ như các sản phẩm chống nám, chống nhăn, làm trắng, giảm béo hay chống rụng tóc...).

2.2. Khái niệm “tuổi dậy thì”

Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành, là thời kỳ quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vấn chưa hẳn là người lớn. Đây là thời kỳ mà bất cứ một thiếu niên nào cũng phải trải qua những biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như về tâm lý.

Tuổi dậy thì là thời kỳ xảy ra những biến động mạnh về tâm lý của mỗi con người, cũng là thời kỳ then chốt của thời kỳ phát triển tâm sinh lý. Đương nhiên, quá trình đó có quan hệ chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa mà thanh thiếu niên đang sống và cũng liên quan đến quá trình phát dục, thành thục về sinh lý.

Những vấn đề mang tính phát hiện:

Vấn đề về hành vi con người đã được rất nhiều nhà xã hội học tập trung chú ý nghiên cứu chuyên sâu với vô vàn quan điểm khác nhau. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không đưa ra đầy đủ mọi vấn đề về hành vi sử dụng mỹ phẩm mà chỉ tập trung để bộc lộ một vài khía cạnh mới như sau:

Nghiên cứu đi sâu vào đối tượng là hành vi sử dụng mỹ phẩm của học sinh PTHH, một lứa tuổi nhạy cảm về vấn đề định hướng hành vi bản thân.

Như vậy, hành vi sử dụng mỹ phẩm của học sinh PTTH dần trở thành hành động xã hội.

Bên cạnh đó, chúng ta còn thấy nổi cộm một vấn đề: “mỹ phẩm dành cho nam”. Trong hơn ba năm trở lại đây với sự phát triển đáng kinh ngạc của công nghệ thông tin, những hình thức tiếp thị mới đã được áp dụng – những hình thức tiếp thị tập trung “khai thác tính nữ trong mỗi khách hàng”. Kinh doanh mỹ phẩm không nằm ngoài trường hợp đó và đã đạt được những kết quả đáng quan tâm.

Chương II. Kết quả nghiên cứu

Gia đình, xã hội và những điều kiện kinh tế có ảnh hưởng lớn tới sự nhận thức và sự phát triển tâm sinh lý của hoc sinh PTTH.

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ KHUYẾN KHÍCH CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI HÀNH VI SỬ DỤNG MỸ PHẨM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTTH CHUYÊN HÀ NỘI -

AMSTERDAM

Theo khảo sát điều tra thực nghiệm trong nghiên cứu này, khoảng 42% bố mẹ không khuyến khích con cái trang điểm và làm đẹp, 46% có quan tâm đến hành vi sử dụng mỹ phẩm của con cái nhưng chỉ có 12% bố mẹ khuyến khích và hướng dẫn con cái mình dùng mỹ phẩm ở tuổi dậy thì.

CƠ CẤU NGUỒN THÔNG TIN VỀ MỸ PHẨM CỦA HỌC SINH TRƯỜNG PTTH CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM

Hành vi sử dụng mỹ phẩm của học sinh PTTH dần trở thành “hành động xã hội”. Hành vi sử dụng mỹ phẩm của học sinh phổ thông ban đầu xuất phát từ chính những nhu cầu sinh lý căn bản của các em.

Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng mỹ phẩm để làm đẹp cho bản thân, giờ đây nó đã trở thành một thú chơi sành điệu của những các bạn học sinh. Một số các em sành điệu hiện nay thường thích chứng tỏ mình qua việc sở hữu một bộ mỹ phẩm đắt tiền.

Vấn đề nổi bật:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ CÁC NAM HỌC SINH TRƯỜNG PTTH CHUYÊN HÀ NỘI – AMSTERDAM DÙNG MỸ PHẨM

Một vấn đề cần bàn tới hiện tại chính là vấn đề xu hướng các học sinh nam sử dụng mỹ phẩm. Ðây là loại mặt hàng mà đa số các đối tượng điều tra đều không nghĩ tới (chiếm 67%). Tuy nhiên, vẫn có đến 33% các bạn nam được hỏi cho biết mình vẫn thường xuyên sử dụng. Trong đó các bạn nam có xu hướng tham gia các hoạt động giao lưu ngoại khóa có tỉ lệ cao hơn các bạn nam khác (22% so với 11%). Lý do sử dụng mỹ phẩm của các bạn : 65% do “đến tuổi phải dùng, 27% do gia đình bạn bè tặng và 8 % thuộc các nguyên nhân khác.

CƠ CẤU LÝ DO SỬ DỤNG MỸ PHẨM CỦA NAM HỌC SINH TRƯỜNG PTTH CHUYÊN HÀ NỘI - AMSTERDAM

Hành vi sử dụng mỹ phẩm cũng có tác động ngược trở lại tới gia đình, xã hội và các điều kiện kinh tế.

Gia đình: Như vậy, hành vi sử dụng mỹ phẩm của học sinh đã tác động đến cuộc sống trong gia đình, đến quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Những bậc làm cha làm mẹ luôn cố gắng chăm lo và quan tâm bắt kịp các hành vi hành động của con cái mình trước những biến đổi từng ngày của các em. Các quan niệm, chuẩn mực hay giá trị về tinh thần trong quan hệ giữa bố mẹ cũng thay đổi.

Xã hội: Những chuẩn mực, những giá trị về văn thể mỹ dần bị cuốn theo các trào lưu, các luồng gió mới của sự hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Xã hội cần xem xét và khuyến khính học sinh biết sử dụng mỹ phẩm đúng cách, đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc, hợp với địa vị và hoàn cảnh xã hội. Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan bản thân mình theo

những lối sống mới.

Kinh tế: "Thị trường của các sản phẩm cho nữ giới đã bão hoà", Venice Tsoi, một trong những người sáng lập Mence Beauty. Nhưng doanh số các sản phẩm dành cho nam giới trên toàn cầu sẽ tăng.

Chương III. Kết luận và khuyến nghị

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 117 - 121)