Các tiêu chí nhận diện và miêu tả nhịp điệu văn xuô

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 128 - 129)

- Lao động để tạo ra các giá trị cho sự thỏa mãn Thông qua lao động sản xuất, bằng lao động của mình, con người sẽ nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận về quá trình sản xuất

4. Các tiêu chí nhận diện và miêu tả nhịp điệu văn xuô

Để xác định và miêu tả nhịp điệu trong văn xuôi và cụ thể là các tác phẩm kí của Nguyễn Tuân, chúng tôi đã dựa trên các tiêu chí đối lập của nhịp điệu sau đây:

a. Chỗ ngừng nhịp/ không ngừng nhịp

Chúng ta đều biết, lời nói nói chung và các câu văn khi được đọc lên không phải là chuỗi âm thanh nối tiếp một cách đơn giản. Các thành phần trong lời nói/câu văn đều có những quan hệ nhất định với nhau, tổ chức nên những kết cấu ngữ pháp và ngữ nghĩa. Khi phát âm, những kết cấu này được khu biệt bởi những chỗ ngắt/nghỉ của dòng âm thanh. Sau một tổ hợp từ thì ngừng ngắn, sau một câu thì ngừng vừa, sau một đoạn thì ngừng dài, sau một văn bản thì chấm dứt. Thời lượng của một điểm ngừng nhịp nói chung có tính tương đối, không ai qui định bằng số đo thời gian chính xác.

Trong văn xuôi, sự ngắt nhịp bị chi phối bởi lôgic ngữ nghĩa. Bởi vì câu trong văn xuôi khác với câu thơ, luôn phải đảm bảo tính hoàn chỉnh, cân đối về nghĩa nên sự ngắt nhịp đồng thời cũng là ngắt ý. Ta có thể nhận diện ranh giới của các nhịp dựa trên một số dấu hiệu hình thức sau:

Quan hệ từ là công cụ diễn đạt các quan hệ lôgic, các quan hệ trong cách thức phản ánh của người bản ngữ. Các quan hệ từ không là trung tâm hay thành tố phụ của đoản ngữ, chúng là một thứ phương tiện liên kết “xúc tác” thành tố phụ với trung tâm, các đoản ngữ, các mệnh đề với nhau trong cấu trúc phát ngôn.

Chính vì bản chất đó, những quan hệ từ như: bằng, của, cho, để, vì, tại, bởi, do, thì, là, mà, tuy, dù, dẫu, hay, hoặc,… chính là những dấu hiệu ngắt nhịp trong văn xuôi.

c. Các đại từ

Đại từ là một từ loại dùng để chỉ trỏ vào một sự vật, một hành động hay một tính chất nào đó, đã được xác định rõ ràng bằng cách này hay cách khác ở trước đó. Đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn cũng là dấu hiệu ngắt nhịp của câu văn xuôi vì chúng thường hoàn thành ý nghĩa của những ngữ đoạn nhất định.

d. Ranh giới của các đoản ngữ, cú đoạn

Các đoản ngữ, cú đoạn luôn xác định và hoàn chỉnh về nghĩa, vì vậy hoàn toàn có khả năng ngắt nhịp sau khi các đoản ngữ và cú đoạn này kết thúc.

e. Các tiểu từ tình thái

Các tình thái từ thường có vị trí ổn định, đối với cấu trúc câu, các tiểu từ thường đứng đầu hoặc cuối câu, ít chịu ảnh hưởng của những biến đổi trật tự từ và cấu trúc. Chính vì những đặc trưng này, các tiểu từ tình thái như: à, à mà, thế, ư, vậy, nhỉ, nhé, cơ, đấy, đó, … chính là những dấu hiệu hình thức giúp ta ngắt nhịp được câu văn.

f. Độ dài/ ngắn của nhịp ( trường độ)

Độ dài – ngắn của nhịp được xác định bằng số lượng âm tiết (số tiếng) của nhịp. Số lượng âm tiết nhiều sẽ tạo nên nhịp dài và ngược lại.Trong văn xuôi, đặc biệt trong kí của Nguyễn Tuân, nhịp thường dài do sự mở rộng thành phần các đoản ngữ.

g. Tính chất bằng phẳng/ không bằng phẳng của nhịp điệu

Tính chất bằng phẳng hay không bằng phẳng của nhịp điệu được xác định bởi sự phối hợp âm điệu của các thanh và ngữ điệu lên- xuống giữa các nhịp.

Sự phối hợp các thanh trắc thường tạo nên một nhịp điệu trúc trắc, không bằng phẳng. Sự phối hợp các thanh bằng thường tạo nên nhịp điệu bằng phẳng, êm xuôi. Sự phối hợp ngữ điệu lên- xuống giữa các nhịp cũng tạo nên đường nét bằng phẳng hay không bằng phẳng của nhịp điệu. Trong kí của Nguyễn Tuân, sự phối hợp bằng- trắc và ngữ điệu có tác dụng rất lớn trong tạo nên ấn tượng hình ảnh trong sự tiếp nhận của độc giả.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 128 - 129)