Chủ nghĩa hiện sinh hữu thần

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 43)

III. Đóng góp của đề tà

1. Chủ nghĩa hiện sinh hữu thần

1.1 Soren Kierkegaard

Soren Kierkegaard (1813 – 1855), từ trong thể nghiệm của cuộc sống bản thân, rút ra khái niệm của con người, nhưng đó chỉ là một cảm giác mới lạ đối với thế giới và bản thân sự mâu thuẫn nội tâm, sự sợ hãi bàng hoàng sâu sắc. Chỉ trong sợ hãi con người mới phát hiện mình còn một chút tự do lựa chọn. Nhưng tự do này luôn luôn có hạn, nó không làm ta tránh khỏi đau khổ. Trong sự tự do có hạn, chúng ta không tìm đến được bến bờ của sự an toàn yên tĩnh. Cuối cùng Kierkegaard đã đi theo Thượng Đế, Thượng Đế là vô hạn. Theo ông, khi đối mặt với Thượng Đế, linh hồn mới được an nghỉ.

Kierkegaard đã đưa ra phương pháp để xác định sự tồn tại của Thượng Đế một cách khá độc đáo. Để cảm nhận được sự tồn tại của Thượng đế, theo Kierkegaard cần phải trở lại vấn đề “Tội và tín ngưỡng”. Theo Kierkegaard, tội không phải là một quan niệm lý luận, không phải là một phạm trù, cũng không phải là đối tượng của khoa học. Tội là một việc riêng của từng cá nhân, hoàn toàn chủ quan và đặc thù. Tội đồng thời vượt lên cả Thiện, Ác, Đẹp, Xấu. Một việc ác chưa phải là tội. Kierkegaard cho rằng người ta không thể là tội nhân nếu không đặt mình trước Thượng đế. Chỉ có sự tồn tại của Thượng Đế mới lý giải và luận tội. Tội và tín ngưỡng luôn đi đôi với nhau. Tội vừa có tác động gây ra một nội tính bất an, nhưng chính tội đã là cho ta gần với Thượng Đế. Tội nhân luôn cảm thấy mình hiện hữu trong ý thức có tội với Thượng Đế. Theo ông, chỉ có con người ý thức được tội lỗi và sự yếu đuối của mình trước Chúa thì mới đạt tới niềm tin, tâm linh và đạo đức chân thực.

1.2 K. Jaspers

K.Jaspers (1883-1969) phê phán những ảo tưởng của chủ nghĩa duy lý và khả năng của lý tính có thể nhận thức được mọi điều, về năng lực có thể tiến tới nắm bắt được chân lý. Riêng trong vấn đề Thượng đế, Jaspers cho rằng lý trí không bắt gặp được Thiên Chúa. Nếu chỉ suy tư về Thiên Chúa có mà thôi chưa đủ cho ta nắm được thực tại ấy. Ta chỉ có thể lãnh hội được sự hiện diện của Thiên Chúa bằng cách vượt lên trên mọi sự hiện hữu. Điểm quan trọng của những nhà triết học hiện sinh hữu thần nói chung và Jaspers nói riêng đưa ra để lý giải cách thức con người liên lạc, tiếp xúc được với Thiên chúa là hoạt động tự do có ở mỗi người. Tự do và Thiên chúa không thể tách rời nhau. Càng sống tự do bao nhiêu, Thiên chúa càng hiện hữu bấy nhiêu trong ta, vì Thiên chúa không thể hiện ra với tri thức khách quan, mà chỉ xuất hiện ra với hiện sinh.

Một phần của tài liệu Báo cáo "Đặc điểm và phương thức biểu hiện của cái nghịch dị trong tác phẩm "trái tim chó" của Bulgacov" (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w