THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 192 - 196)

VỀ KINH TẾ

1. Khái niệm

Thẩm quyền của cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế là tổng thể các quyền hạn, nhiệm vụ do pháp luật quy định cho các cơ quan này trong hoạt động quản lý kinh tế. Tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đều được quy định một phạm vi thẩm quyền nhất định trong quản lý kinh tế.

2. Thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tếa) Thẩm quyền của Chính phủ a) Thẩm quyền của Chính phủ

- Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để đảm bảo vai trò chỉ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

- Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Quyết định chính sách cụ thể để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 05 năm và hằng năm trình Quốc hội, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế họch đó.

- Trình Quốc hội dự án ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách TW và mức bổ sung từ ngân sách TW cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định. - Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả.

- Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo, tái sinh và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Thống nhất quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực của đất nước, phát triển các hình thức quan hệ kinh tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất trong nước

- Quyết định chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại; khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.

- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước.

b) Thẩm quyền của Bộ - Cơ quan ngang Bộ

- Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế họach dài hạn, 05 năm và hằng năm, các công trình quan trọng của ngành, lĩnh vực, tổ chức và chỉ đạo thực hiện khi được phê duyệt.

- Quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.

- Quản lý nhà nước các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định cùa pháp luật, bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân do ngành, lĩnh vực mình phụ trách; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế, sự nghiệp và hoạt động của các hội, tổ chức Phi Chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực.

- Quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ.

c) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các cấp

Tương tự như vị trí pháp lý của Chính phủ, UBND là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyến chung nhưng là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung trên những phạm vi địa phương nhất định.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế, thẩm quyền của UBND được pháp luật quy định cụ thể cho UBND mỗi cấp.

Thứ nhất: Thẩm quyền của quản lý nhà nước về kinh tế của UBND cấp tỉnh (Điều 82 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003)

- Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua để trình Chính phủ phê duyệt.

- Tham gia với các Bộ, ngành Trung ương trong việc phân vùng kinh tế; xây dựng các chương trình, dự án của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn tỉnh; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao.

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương; lập phương án phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình trình Hội đồng nhân dân quyết định; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân xem xét theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách tại địa phương theo quy định của pháp luật. - Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình Hội đồng nhân dân quyết định.

- Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định của pháp

luật để trình Hội đồng nhân dân quyết định; tổ chức thực hiện đề án đó.

- Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình Hội đồng nhân dân và báo cáo với cơ quan tài chính cấp trên.

- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp và quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Thứ hai: Thẩm quyền quản lý nhà nước về kinh tế của UBND cấp huyện (Điều 97 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003)

- Xây dựng kế họch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân thông qua đã trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế họach đó.

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương, trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về việc thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

- Phê chuẩn kế hoạch kinh tế - xã hội của xã, thị trấn.

Thứ ba: Thẩm quyền quản lý nhà nước về kinh tế của UBND cấp xã (Điều 111 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003)

- Xây dựng kế họch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân thông qua để trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế họch đó.

- Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần

thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật.

- Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 192 - 196)