DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 62 - 66)

1. Khái niệm

Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu được thành lập theo các quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài trước đây, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và một số ít công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển đổi từ các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ.

Tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh): Khi thành lập tổ chức kinh tế có sự góp vốn của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thì các bên lựa chọn hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh phù hợp với Luật Doanh nghiệp 2005. Tổ chức kinh tế liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam có thể ký kết các hợp đồng liên doanh với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để thành lập các tổ chức kinh tế mới.

Tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư toàn bộ vốn để thành lập tổ chức kinh tế dưới dạng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công

Những doanh nghiệp này có thể hợp tác với nhau hoặc hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài mới để thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài mới tại Việt Nam.

Như vậy, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh

nghiệp có sự tham gia vốn của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tự mình quản lý doanh nghiệp hoặc tham gia quản lý doanh nghiệp.

2. Đặc điểm

- Vốn là của cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn

- Vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài và quốc tế. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật của Việt Nam (nếu pháp luật của Việt Nam có quy định thuận lợi hơn những quy định của Điều ước quốc tế đó).

3. Phân loại tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàia) Theo loại hình tổ chức doanh nghiệp a) Theo loại hình tổ chức doanh nghiệp

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thể được thành lập dưới tất cả các hình thức mà Luật doanh nghiệp 2005 quy định, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

b) Theo mức độ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp nghiệp

- Tổ chức kinh tế liên danh, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

+ Tổ chức kinh tế có toàn bộ vốn thuộc về một nhà đầu tư nước ngoài, gồm có: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

+ Tổ chức kinh tế 100% vốn thuộc về nhiều nhà đầu tư nước ngoài, gồm có: công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

c) Theo quy chế pháp lý về tổ chức và hoạt động

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài và quyết định không đăng ký lại theo Luật doanh nghiệp 2005. Những doanh nghiệp này hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài, trong phạm vi Giấp phép đầu tư và không được hưởng những quy định chung và ưu đãi do Luật doanh nghiệp 2005 quy định.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và được thành lập từ ngày 01/7/2006, thành lập theo quy định của Luật đầu tư 2005, tổ chức và quản lý theo Luật doanh nghiệp 2005.

4. Chế độ thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầ tư nước ngoài

Theo Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam và việc đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Tuỳ thuộc vào tính chất và mức vốn của dự án, có các thủ tục khác nhau:

- Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. - Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư

có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

- Nếu văn bản thẩm tra cho thấy dự án đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định thì cơ quan được phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư được cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan khác trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Đăng ký lại, tổ chức lại, chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

a) Đăng ký lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Từ ngày 01/7/2006, thời điểm Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn hoặc đăng ký lại hoặc không đăng ký lại:

- Nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quyết định đăng ký lại và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và pháp luật có liên quan thì việc đăng ký lại được thực hiện trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được hưởng mọi ưu đãi và quy định theo Luật doanh nghiệp 2005.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể quyết định không đăng ký lại. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo Giấy phép đầu tư và các quy định của Chính phủ.

b) Chấm dứt hoạt động, thanh lý, giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước thời điểm ngày 01/7/2006 kết thúc hoạt động trong các trường hợp: - Hết thời hạn ghi trong Giấy phép đầu tư

- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, Điều lệ của doanh nghiệp hoặc thoả thuận của các bên

- Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài do vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc Giấy phép đầu tư

- Do bị tuyên bố phá sản.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập sau thời điểm 01/7/2006 kết thúc hoạt động trong các trường hợp được quy định chung trong Luật doanh nghiệp 2005.

c) Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp là việc chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có thể được chuyển đổi thành công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Nghị định 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 được tổ chức lại theo quy định chung của Luật doanh nghiệp 2005.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 62 - 66)