III. THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Nguyên tắc thực hiện hợp đồng là những yêu cầu mà các bên tham gia giao kết phải tuân thủ nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia được thực hiện.
Cần hiểu rằng, các cam kết, thỏa thuận hợp pháp trở thành “luật” đối với các bên, chúng có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng. Một khi cam kết được xem như là “luật”, các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình và phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không thực hiện thì có thể phải chịu chế tài. Điều này đặc biệt quan trọng trong các quan hệ kinh doanh, thương mại, tức là những quan hệ liên quan đến những nghĩa vụ phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng và thường có nghĩa vụ phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng và thường có giá trị lớn. Các quy định trong Luật thương mại và các Luật chuyên ngành khác thường chỉ nêu ra những quy định có tính chất khung, để trên cơ sở đó các bên xây dựng các thỏa thuận cụ thể, phù hợp với thực tế của mình. Vì vậy khi có tranh chấp, cơ quan tài phán thường trước hết dựa vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng để đáng giá mức độ sai phạm của một bên và đưa ra biện pháp giải quyết. Chỉ khi nào các bên không có thỏa thuận cụ thể hoặc thỏa thuận vi phạm pháp luật thì mới căn cứ vào các quy định khung để giải quyết.
Điều 412, Bộ luật dân sự 2005 đề cập đến các nguyên tắc thực hiện hợp đồng như sau:
- Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác.
- Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
- Không được xâm phạm đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp phap của người khác.