NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 190 - 192)

VỀ KINH TẾ

1. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế và khoa học công nghệ; xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế theo ngành và vùng lãnh thổ; xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

- Xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ, quản lý nhằm cụ thể hóa và để thực hiện theo Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật.

- Cung cấp thông tin cho các hoạt động kinh doanh như: thông tin trong và ngoài nước, thông tin về thị trường, giá cả…

- Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh như: môi trường chính trị, kinh tế, pháp lý trong và ngoài nước…

- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, chức danh cán bộ quản lý …

- Trực hiện kiểm tra, thanh tra các hoạt động kinh doanh. Trong đó kiểm tra là chức năng thường xuyên, vốn có của quản lý, còn thanh tra là công tác đặc biệt của quản lý nhà nước về kinh tế do hệ thống thanh tra Chính phủ thực hiện.

2. Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế a) Phương pháp kế hoạch hóa a) Phương pháp kế hoạch hóa

Là phương pháp quản lý theo đó, nhà nước thực hiện vai trò định hướng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân; nhà nước xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn nhất định; xác định các biện pháp, đường lối cơ bản để đạt được mục tiêu trên cơ sở phân tích một cách có khoa học tình hình trong nước và quốc tế.

Việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN không có nghĩa là thủ tiêu phương pháp kế hoạch hóa mà là sự đổi mới phương pháp này theo hướng xây dựng một phương pháp kế hoạch hóa có căn cứ khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế trong điều kiện mới.

b) Phương pháp pháp chế

Là một phương pháp đặc trưng của quản lý nhà nước về kinh tế. Phương pháp này đòi hỏi các chính sách, biện pháp, công cụ quản lý kinh tế phải được cụ thể hóa thành pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế phải được xây dựng trên cơ sở và chấp hành các văn bản của aquo61c hội, UBTV quốc hội và Chủ tịch nước ban hành

Mặt khác, phương pháp này còn đòi hỏi phải có những biện pháp hữu hiệu để tổ chức thực hiện pháp luật, xử lý kịp thời và nghiêm minh mọi hành vi vi phạp pháp luật trong quản lý kinh doanh.

c) Phương pháp kinh tế

Là phương pháp đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế. Nếu phương pháp pháp chế sử dụng biện pháp bắt buộc các đối tương bị quản lý thực hiện đúng quy định của pháp luật thì phương pháp kinh tế lại đưa ra các biện pháp tác động vào hoạt động kinh doanh bằng các lợi ích kinh tế để qua đó các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng đắn các mục tiêu kinh tế-xã hội mà nhà nước đã quy định.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 190 - 192)