Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 85 - 87)

II. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

a) Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng

Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên, qua đó làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý, do vậy, yêu cầu quan trọng là các bên giao kết phải có tự do ý chí. Tự do ý chí thường được thể hiện ở các khía cạnh: tự do chọn đối tác, tự do xác lập nội dung giao kết và tự do lựa chọn hình thức giao kết.

Ngoài hình thức giao kết hợp đồng đã được đề cập đến ở trên, có thể thấy rằng, tự do lựa chọn đối tác là biểu hiện rõ ràng của quyền tự do ý chí, theo đó, một người có thể quyết định việc xác lập hợp đồng với một hoặc nhiều người khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật có hạn chế, như hợp đồng được ký kết giữa công ty với một thành viên công ty, hoặc với những người liên quan như mẹ, con, chồng, vợ,…của những người đang quản lý công ty chỉ được ký kết sau khi đáp ứng yêu cầu về thủ tục do luật doanh nghiệp và điều lệ công ty quy định. Luật Doanh nghiệp 2005 quy định rằng: các hợp đồng kinh tế, dân dự của công ty cổ phần ký kết với thành viên HĐQT, Giám đốc, Cổ đông sở hữu trên 35% tổng số cổ phần phổ thông và với người có liên quan với học chỉ được ký kết sau khi có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông hoặc của HĐQT. Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 quy định: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc không được có các quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần do vợ hoặc chồng, bố mẹ, con giữ các chức danh quản lý điều hành.

Về nội dung của hợp đồng: thì nguyên tắc tự do giao kết cho phép các bên tự do thỏa thuận những điều khoản, nội dung của hợp đồng. Nhưng muốn cho hợp đồng có hiệu lực trước pháp luật thì những điều khoản, nội dung của hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Khái niệm trái pháp luật cần được hiểu trên hai khía cạnh sau:

- Nội dung hợp đồng, các bên thỏa thuận những điều bị cấm như: hợp đồng mua bán ma túy, hợp đồng mua bán vũ khí…

- Do hai bên dẫn chiếu trong hợp đồng một điều khoản mà quy định của pháp luật hiện hành là không phù hợp như: Các cư cứ không phù hợp với pháp luật hiện hành, hai bên thỏa thuận trong hợp đồng về việc sử dụng luật nước ngoài hoặc giải quyết tranh chấp tại một tòa án nước ngoài trong khi cả hai bên đều là những doanh nghiệp trong nước, hai bên thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ trong khi một hoặc

hai bên không được phép sử dụng ngoại tệ trong giao dịch. Trong các trường hợp này, hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 85 - 87)