Tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 131 - 132)

I. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THEO THỦ TỤC TỐ TỤNG TÒA ÁN

c) Tòa án nhân dân tối cao

- Tổ chức TAND tối cao gồm có Chánh án, các Phó chánh án, Thẩm phán và thư ký Tòa án.

- Trong cơ cấu tổ chức của TAND tối cao có:

+ Hội đồng thẩm phán TAND tối cao gồm: Chánh án, các Phó chánh án và một số Thẩm phán TAND tối cao nhưng tổng số không quá 17 người.

+ Các Tòa chuyên trách: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính và các Tòa phúc thẩm. Trong mỗi Tòa chuyên trách và Tòa phúc thẩm đều có: Chánh tòa, các Phó chánh tòa, Thẩm phán và Thư ký tòa án

+ Bộ máy giúp việc.

Lưu ý:

Tòa kinh tế ở Việt Nam không phải là hệ thống Tòa án riêng biệt mà là một tòa chuyên trách nằm trong hệ thống TAND tối cao và TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có Thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp trong kinh doanh. Trước đây, theo quy định tại Pháp lệnh về giải quyết các vụ tranh chấp kinh tế (1994), hầu hết các vụ tranh chấp kinh tế đều thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh. Những vụ tranh chấp có giá trị nhỏ (dưới 50 triệu đồng) và không có yếu tố nước ngoài mới thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện.

Theo Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua vào ngày 15/6/2004, TAND cấp quận, huyện được tăng thêm thầm quyền trong việc giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại, giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. Việc mở rộng thẩm quyền và tăng cường đội ngũ Thẩm phán tòa án cấp quận, huyện về số lượng và chất lượng giúp công tác xét xử đáp ứng kịp thời các yêu cầu mới, đặc biệt là những yêu cầu đặc thù trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 131 - 132)