Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài:

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 126 - 127)

V. MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG TRONG KINH DOANH

c) Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài:

Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

b) Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài

Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trước hết cũng là một hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung theo sự điều chỉnh của Luật thương mại. Điểm khác biệt ở đây là tính chất Quốc tế của quan hệ hợp đồng. Ở Việt Nam, qua các quy định pháp luật, có thể xem một hợp đồng có tính Quốc tế hay không phải căn cứ vào: - Chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau

- Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được di chuyển từ nước này sang nước khác

- Đồng tiền dùng trong thanh toán là ngoại tệ đối với cả hai bên.

c) Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài: nước ngoài:

Khác với các hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước thông thường, hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài có các nguồn luật sau đây điều chỉnh:

- Nguồn Luật quốc tế, khái niệm Luật quốc tế ở đây hiểu theo nghĩa hẹp, tức là các Điều ước quốc tế về thương mại có liên quan như công ước về mua bán hàng hóa quốc tế (còn gọi là CISG 1980, công ước Vienna 1980). Ngoài ra còn có các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương có liên quan

- Nguồn luật quốc gia: Đây là những quy định của pháp luật của nước người bán hoặc nước người mua. Thường luật quốc gia được áp dụng thì không có điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế không quy định

cũng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về việc chọn luật của một quốc gia làm căn cứ giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa các bên.

- Các tập quán quốc tế về thương mại: hiện nay, trong mua bán hàng hóa ngoại thương, phổ biến nhất là tập quán về giao nhận, còn gọi là Incoterms.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 126 - 127)