HỘ KINH DOANH 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 75 - 78)

1. Khái niệm

Theo quy định tại Điều 36, Nghị định 88/2006/NĐ-CP thì:

Hộ kinh doanh là một chủ thể kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Đặc điểm

Hộ kinh doanh có một số đặc điểm như sau:

- Chủ thể đăng ký kinh doanh là cá nhân, một nhóm người hoặc hộ gia đình.

+ Tất cả công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có thể kinh doanh dưới hình thức này.

+ Hộ gia đình theo quy định của Bộ luật dân sự cũng được đăng ký kinh doanh ở hình thức hộ kinh doanh. Tuy nhiên, những hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện).

- Hộ kinh doanh bị hạn chế số lượng lao động và địa điểm kinh doanh

+ Hộ kinh doanh chỉ được phép có một địa điểm kinh doanh trong phạm vi cả nước.

+ Hộ kinh doanh có thể sử dụng lao động thường xuyên nhưng không quá 10 lao động. Nếu sử dụng quá số lượng lao động trên và kinh doanh hơn một địa điểm thì phải đăng ký ở loại hình doanh nghiệp phù hợp (doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty).

3. Đăng ký kinh doanh

a) Quyền và nghĩa vụ đăng ký kinh doanh

- Tất cả công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, một nhóm người, các hộ gia đình đều có quyền đăng ký kinh doanh ở hình thức hộ kinh doanh. Như vậy, chỉ những người chưa thành niên, người bị hản chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề là không được phép đăng ký kinh doanh.

- Những đối tượng thuộc diện bị Điều 13 Luật Doanh nghiệp cấm thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn có thể kinh doanh ở hình thức hộ kinh doanh

- Một cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký kinh doanh một hộ kinh doanh.

Lưu ý:

Những đối tượng không phải đăng ký kinh doanh bao gồm: các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh (mức thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định để áp dụng trong phạm vi địa phương).

b) Thủ tục đăng ký kinh doanh

- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, nơi hộ kinh doanh có địa điểm kinh doanh. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình dự định kinh doanh chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.

- Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh với nội dung: tên hộ kinh doanh được đặt theo quy định của pháp luật, địa chỉ địa

địa điểm cố định để đăng ký), ngành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh, họ tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc địa diện hộ gia đình.

+ Đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo đơn phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.

+ Đối với ngành nghề phải có vốn pháp định thì phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Sau khi nhận đơn, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, nếu đủ điều kiện:

+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc doanh mục ngành, nghề cấm kinh doanh.

+ Tên của hộ kinh doanh không được trùng với tên của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi quận, huyện.

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

- Hộ kinh doanh có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Những trường hợp kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải có điều kiện, thì chỉ được bắt đầu kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện đó.

- Khi thay đổi nội dung kinh doanh đã đăng ký hoặc chuyển địa điểm kinh doanh sang quận. huyện khác, hoặc tạm ngừng kinh doanh 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. - Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và làm đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.

4. Quản lý hộ kinh doanh

Pháp luật không có quy định can thiệp vào công tác quản lý mà cho phép hộ kinh doanh tự quyết định cách quản lý của mình. Nếu không phải là cá nhân mà là hộ gia đình hoặc là một nhóm người thì các thành viên phải thống nhất cử ra một người làm đại diện để tham gia vào các giao dịch.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 75 - 78)