Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương thức Trọng tài Thương mạ

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 154 - 155)

II. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THEO THỦ TỤC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠ

4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương thức Trọng tài Thương mạ

phương thức Trọng tài Thương mại

Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp theo hai nguyên tắc cơ bản sau:

- Thứ nhất: tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa trọng tài.

Thỏa thuận Trọng tài phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác như: telex, fax, email. Thỏa thuận Trọng tài có thể là một điều khoản trong hợp đồng có điều khoản hoặc là một văn bản thỏa thuận riêng. Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản Trọng tài thì điều khoản Trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của trọng tài.

Thỏa thuận Trọng tài thể hiện ý chí của hai bên quyết định chọn phương thức giải quyết tranh chấp. Ý chí này được bảo đảm bởi pháp luật. Theo đó, khi có người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại thì tòa án yêu cầu người khởi kiện cho biết trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp, các bên có thỏa thuận trọng tài hay không. Nếu có căn cứ cho thấy vụ tranh chấp đó các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì tòa án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng để trả lại đơn kiện cho người khởi kiện. Trường hợp sau khi thụ lý vụ án, tòa án mới phát hiện được vụ tranh chấp đó có thỏa thuận trọng tài, thì tòa án căn cứ vào quy định tương ứng của pháp luật tố tụng ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả đơn kiện lại cho đương sự. Thỏa thuận Trọng tài phải vừa đảm bảo sự tự nguyện vừa bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Pháp lện Trọng tài quy định những trường hợp thỏa thuận vô hiệu như:

1. Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền của Trọng tài thương mại theo quy định tại Pháp

2. Người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật.

3. Một bên ký thỏa thuận Trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

4. Thỏa thuận Trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức Trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung.

5. Thỏa thuận Trọng tài không được lập theo đúnh quy định về hình thức văn bản mà Pháp lệnh Trọng tài Thương mại quy định.

6. Bên ký kết thỏa thuận Trọng tài bị lừa dối, bị đe dọa và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận Trọng tài vô hiệu.

- Thứ hai: khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư, phải căn cứ vào pháp luật và tôn trọng thỏa giữa các bên.

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 154 - 155)