II. THỦ TỤC PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ 1 Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
d) Phân chia tài sản
- Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xây dựng phương án phân chia tài sản, kế hoạch trả nợ để thẩm phán xem xét, quyết định. Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo quyết định của thẩm
phán, tiến hành việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật bán đấu giá.
- Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp thì các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán trước và thanh toán bằng tài sản đó. Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố đó không đủ để thanh toán nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.
Việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
1. Phí phá sản
2. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
3. Các khoản nợ không bảo đảm của các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc, nếu trị giá tài sản còn lại đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán số nợ của mình, nếu giá trị tài sản còn lại không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
4. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán đầy đủ cho các chủ nợ mà vẫn còn thì phần còn lại thuộc về xã viên hợp tác xã, chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, các cổ đông của công ty cổ phần, chủ sở hữu công ty nhà nước.