DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 55 - 56)

1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Tại Điều 9, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 định nghĩa:

Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, vốn góp chi phối và được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước

Có thể phân loại doanh nghiệp nhà nước căn cứ trên các tiêu chí sau đây:

a) Căn cứ vào hình thức tổ chức pháp lý

Có các loại doanh nghiệp sau:

- Công ty nhà nước: do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước.

- Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp

vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Công ty TNHH một thành viên: là công ty TNHH do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: là công ty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên trong đó Nhà nước là thành viên có vốn góp chi phối với tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.

- Công ty cổ phần: trong đó nhà nước là cổ đông có cổ phần chi phối với tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.

b) Căn cứ vào tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu bài giảng luật kinh tế (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w